Đột phá ngành nông nghiệp – Kỳ 3: Đẩy mạnh công nghệ sinh học

chính phủ năng suất đánh giá rủi ro phát triển bão gia biến đổi khí hậu an toàn nông nghiệp khoa học việt nam môi trường sinh thái kết quả công ty công nghệ thế giới môi trường nền kinh tế

Với tình hình nước ta hiện nay đất chật, người đông, nhiều nguyên liệu có thể sản xuất được nhưng phải nhập khẩu thì việc nhanh chóng áp dụng công nghệ sinh học là một bước đi tất yếu.

Giới khoa học hiện nay vẫn còn tranh cãi về những tác hại sâu xa khi áp dụng công nghệ chuyển gien (GMC) trên cây trồng. Nhưng trên thế giới đang có gần 10% tổng diện tích đất trồng sử dụng công nghệ GMC, trong đó 2/3 là ở các quốc gia đang phát triển.14 năm qua, sản phẩm từ cây trồng biến đổi gien được nghiên cứu và chưa thấy có sự cố nào đến sức khỏe con người.

baptrai.jpg;pvbb381ce18a692ea2

Nước ta đang phải nhập khẩu mỗi năm 1 triệu tấn bắp – Ảnh: Quang Thuần

Thận trọng

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, hiện năng suất bắp bình quân ở Việt Nam chỉ hơn 4 tấn/ha, thấp hơn 2 lần so với năng suất bắp tại Mỹ. Chúng ta đang phải nhập khẩu mỗi năm 1 triệu tấn bắp và gần 2 triệu tấn đậu nành để chăn nuôi là do năng suất cây trồng thấp. Nếu nâng năng suất bắp lên 5 tấn/ha thì nước ta không phải nhập khẩu bắp cho chăn nuôi và nếu năng suất tăng cao hơn, triển vọng cho xuất khẩu là rất lớn.

news-pbdes.jpg;pv8b664f0583babad9 Việt Nam muốn tiến nhanh, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mà thế giới người ta đã làm, đang làm là rất cần thiết news-pbdes-2.jpg;pvbfb510943cb34975
Ông Nguyễn Trí NgọcNguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt

Ông Nguyễn Trí Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt – khẳng định: “Việt Nam muốn tiến nhanh, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mà thế giới người ta đã làm, đang làm là rất cần thiết. Tôi khẳng định là điều đó vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta quyết tâm nhưng phải có lộ trình, phải được đánh giá rủi ro, được giám sát một cách chặt chẽ. Tôi cũng nhất trí rất cần sự bản lĩnh của các nhà quản lý và của các nhà khoa học trước những vấn đề khoa học mới của thế giới”.

Theo Giáo sư Paulo, Đại học liên bang Pernambuco (Brazil), trong nhiều năm qua, chính phủ Brazil đã thực hiện phân tích, đánh giá các nguy cơ an toàn sinh học của cây trồng vật nuôi biến đổi gien trước khi đưa vào ứng dụng. Đến nay, Brazil là quốc gia đứng thứ hai sau Mỹ về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Những lợi ích về môi trường, xã hội thông qua công nghệ sinh học của nền nông nghiệp Brazil là giảm gần 3 triệu tấn CO2, tiết kiệm 1,1 tỉ lít nhiên liệu, không sử dụng lượng lớn hoạt chất thuốc trừ sâu, tiết kiệm 130 tỉ mét khối nước tưới…

Vì vậy, Việt Nam cũng cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ sinh học, cụ thể là cây trồng GMC vào sản xuất để góp phần phát triển nền kinh tế nói chung và gia tăng giá trị nông nghiệp nói riêng.

Để đột phá

PGS-TS Bùi Chí Bửu – Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam – cảnh báo: “Nếu chúng ta không đi vào cuộc cách mạng xanh lần thứ hai thì sẽ khó khăn vô cùng. Việt Nam mỗi năm tăng 1 triệu dân, đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, đất lúa chắc chắn giảm còn 3,8 triệu ha. Nếu chúng ta không có một giải pháp nào thì biến đổi khí hậu toàn cầu, khô hạn thiếu nước và nhiệt độ nóng lên sẽ làm cây không thụ phấn được, bị lép… Tất cả những điều đó chỉ giải quyết bằng một cuộc cách mạng xanh lần thứ hai. Đó là ứng dụng công nghệ sinh học này để có được những giống chống chịu được những điều như vậy. Những giống đó không phải dùng thuốc hóa học, phân đạm, phân hóa học nhiều nên chúng ta bảo vệ được môi trường và chúng ta bảo vệ được một hệ thống sinh học. Như vậy, lợi sẽ nhiều hơn hại”.

Tiến sĩ Dương Hoa Xô – Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM, cho biết: “Sau khi Hội đồng Khoa học của Bộ NN – PTNT đánh giá kết quả khảo nghiệm đồng ruộng, đơn vị có sản phẩm chuyển gien muốn được phép phải đưa những kết quả nghiên cứu khác ở các nước có điều kiện tương tự để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ và trình cho Hội đồng An toàn sinh học cấp quốc gia là Bộ Tài nguyên – Môi trường tổ chức. Khi bộ này nói giống A, giống B, giống C đảm bảo an toàn sinh học, không có vấn đề rủi ro đối với môi trường sinh thái cũng như con người thì mới cho phép. Tôi nghĩ rằng phía các bộ, ngành đang rất tích cực”.

Quyết định 11 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 cũng xác định, trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 đưa cây bắp, đậu nành, bông vải biến đổi gien vào sản xuất và đến năm 2020 diện tích trồng các giống cây biến đổi gien chiếm khoảng 30% đến 50% diện tích gieo trồng. Theo PGS-TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội đồng An toàn sinh học ngành NN-PTNT, mọi tiến trình khảo nghiệm đến nay thực hiện khá suôn sẻ. Đánh giá sơ bộ của hội đồng cho thấy kết quả khảo nghiệm diện rộng ngô biến đổi gien kháng sâu (TC1507) của các Công ty TNHH Pioneer Hi-bred VN, Công ty TNHH Dekalb VN, Công ty TNHH Syngenta VN khá tốt. Hội đồng kiến nghị Bộ NN-PTNT công nhận kết quả khảo nghiệm diện rộng và sẽ sớm đưa vào sản xuất đại trà theo quyết định của Chính phủ.

Quang Thuần

bão môi trường nông nghiệp biến đổi khí hậu phát triển kết quả nền kinh tế gia thế giới việt nam năng suất khoa học môi trường sinh thái đánh giá rủi ro công ty công nghệ chính phủ an toàn

Cho vay theo chuỗi giá trị

quỹ dự phòng ifc quan trọng kinh tế thị trường chuyên gia vai trò sản xuất nông nghiệp nông dân nông thôn chi phí hoạt động biến đổi khí hậu bão ngân hàng ngành nông nghiệp gia đình chiến lược hàng hóa lựa chọn đối phó gia người nông dân đa dạng hợp tác thời tiết hạn chế công ty bảo hiểm quản trị rủi ro thiêu rụi giảm thiểu rủi ro tín dụng nền kinh tế phát triển nông nghiệp hình thức bảo hiểm

Trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm hướng tín dụng và đầu tư vào ngành này. Cho vay tam nông luôn nằm trong những lĩnh vực được khuyến khích, ưu tiên hàng đầu.

Tiềm năng lớn, nhưng rủi ro cũng không nhỏ

article?img_id=4986452&t=1361181944956

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm cũng như biến động giá của những mặt hàng này trở thành những vấn đề nóng bỏng thực sự, nhiều quốc gia đang phải nhìn nhận lại vai trò của phát triển nông nghiệp.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vai trò ấy được thể hiện đặc biệt rõ trong những thời điểm kinh tế khó khăn và nông nghiệp được xem là một trong những trụ đỡ cho nền kinh tế và an sinh xã hội.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) luôn có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư nói chung và vốn tín dụng nói riêng để phát triển. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm hướng tín dụng và đầu tư vào ngành này. Cho vay tam nông luôn nằm trong những lĩnh vực được khuyến khích, ưu tiên hàng đầu. Và nhận thấy tiềm năng của khu vực này, ngày càng có nhiều TCTD muốn hướng dòng vốn vào lĩnh vực này.

Theo một số thống kê, tín dụng cho lĩnh vực tam nông trong năm 2012 vừa qua vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Ví dụ tại An Giang, dư nợ cho vay lĩnh vực tam nông của các NHTM trên địa bàn tỉnh này đạt trên 12.565 tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng dư nợ tính đến cuối năm 2012.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, mức độ “mặn mà” của các TCTD trong cho vay nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế. Nguyên nhân có lẽ không phải vì các ngân hàng thiếu vốn hay bị các lĩnh vực khác hút hết mà có lẽ chủ yếu vì các rủi ro và đặc trưng của tam nông.

Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã chỉ ra: Mật độ dân số thấp; phân tán về địa lý; hạn chế về tiếp cận thị trường và thông tin giá cả; mức độ đa dạng cây trồng thấp; sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chính là những đặc trưng cơ bản khiến cho chi phí hoạt động và rủi ro cao hơn khi cho vay tam nông.

Bên cạnh đó, ngoài các rủi ro về thị trường, ngành nông nghiệp còn có nhiều rủi ro bất định khác như rủi ro thời tiết, rủi ro mùa vụ… Các hộ gia đình (HGĐ) nông dân thường là những đối tượng nghèo, thu nhập theo mùa vụ và rất phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, thị trường…

Do đó, việc nắm rõ sự lưu chuyển tiền tệ của hộ gia đình nông thôn là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong cho vay đối với các hộ gia đình nông thôn.

Cũng theo nghiên cứu của IFC, đối tượng nông dân có rủi ro thấp nhất là những người có mức đa dạng hóa cây trồng cao, làm nhiều mùa vụ trong năm và có phương tiện tưới tiêu; đối tượng rủi ro trung bình là những người có mức đa dạng cây trồng vừa phải và làm hơn một mùa vụ trong năm. Ngược lại, những đối tượng nông dân rủi ro cao là những người chỉ có nguồn thu theo mùa vụ do không hay ít đa dạng hóa cây trồng.

Lựa chọn chiến lược, cho vay phù hợp

Theo kinh nghiệm và khuyến nghị của IFC, các ngân hàng muốn thúc đẩy tín dụng nông nghiệp trước hết nên lựa chọn những khu vực có tiềm năng cao về nông nghiệp với các đặc trưng như: Có cây trồng đa dạng, triển khai được nhiều vụ mùa trong năm và có điều kiện tưới tiêu, thủy lợi nội đồng tốt. TCTD nên lựa chọn cho vay trước với những đối tượng nông dân có rủi ro thấp như đề cập ở trên.

Đồng thời, cần thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro thị trường; quan hệ chặt chẽ với các đơn vị làm dịch vụ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro người vay và kết nối, hợp tác chặt chẽ với các công ty bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro thời tiết, dịch bệnh.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, cần xây dựng được cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, triển khai các ngân hàng di động và sử dụng các đại lý tín dụng cho vay chứ không nhất thiết phải mở các chi nhánh ở mọi nơi.

Một trong các chiến lược cho vay nông nghiệp rất phổ biến và mang lại hiệu quả trên thế giới hiện nay là cho vay theo chuỗi giá trị. TCTD trên cơ sở nắm bắt được các cơ hội và rủi ro trong nông nghiệp; các phân tích và dự báo về từng thời kỳ cụ thể để lựa chọn cho vay theo các công đoạn, các khâu trong chuỗi giá trị.

Ví dụ, ngân hàng có thể cho vay trước thu hoạch (gồm cho vay người cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc cho người nông dân trực tiếp vay) hay cho thế chấp bằng hàng hóa, động sản (cho vay thương lái và chế biến), hoặc cũng có thể dưới hình thức tài trợ thương mại (phục vụ quá trình tiêu thụ, phân phối các sản phẩm nông nghiệp).

Để giảm thiểu rủi ro, các TCTD cần xác định rõ có biện pháp đối phó với từng loại rủi ro có thể xảy ra. Đơn cử như để đối phó với rủi ro thời tiết, bên cạnh việc phải lựa chọn kỹ các vùng có mức đa dạng hóa cao, có điều kiện tưới tiêu tốt, cần có các hình thức bảo hiểm phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi.

Hay như để hạn chế rủi ro thị trường, cần hợp tác chặt chẽ với các đơn vị trong chuỗi giá trị để tăng cường tiếp cận và bám sát với nông dân; bảo đảm mức giá và dự báo tốt sản lượng mùa màng; có cơ chế duy trì vốn vay để bảo đảm nông dân thanh toán đầy đủ đúng hạn…

Mặt khác, các ngân hàng cũng cần tiến hành tốt công tác quản trị rủi ro chiến lược trong cho vay tam nông. Theo các chuyên gia IFC, thông thường cứ khoảng 5-7 năm, ngành nông nghiệp lại có một cú sốc mang tính chu kỳ.

Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng cần có các cam kết dài hạn, “chung thủy” với lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong những thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời TCTD cần lập quỹ dự phòng đặc biệt để đối phó với những nguy cơ mang tính chu kỳ hoặc bất thường có thể xảy ra.

Theo ông Panos – chuyên gia tài chính và quản lý rủi ro nông nghiệp của IFC, bản thân ngân hàng phải hiểu rất rõ về nông nghiệp, phân tích được các hàng hóa, chuỗi giá trị quan trọng trên thị trường nông nghiệp cũng như các rủi ro liên quan thì mới đưa ra được các chiến lược và biện pháp cho vay hiệu quả nhất trong lĩnh vực này.

“Ngân hàng cũng phải phân nhóm được đối tượng cho vay và lựa chọn các đối tượng và mắt xích phù hợp nhất với mình để cho vay ra. Bên cạnh đó, cho vay chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho cả người cho vay và người được vay. Vì vậy cho vay nông nghiệp sẽ rất hấp dẫn khi có kết nối với các cải tiến công nghệ để nâng cao được sản lượng, chất lượng hàng hóa”, chuyên gia này khuyến nghị.

thời tiết công ty bảo hiểm nông thôn gia đình chuyên gia nông nghiệp thị trường bão hàng hóa quan trọng nền kinh tế ngành nông nghiệp thiêu rụi người nông dân quỹ dự phòng phát triển hợp tác hạn chế ngân hàng lựa chọn sản xuất nông nghiệp hình thức bảo hiểm kinh tế quản trị rủi ro nông dân đa dạng tín dụng ifc đối phó gia vai trò chi phí hoạt động biến đổi khí hậu chiến lược giảm thiểu rủi ro

An sinh xã hội: Từ Nghị quyết đến thực thi

kinh tế nhà nước chính sách việc làm chính phủ người lao động hình thức an toàn lao động giải pháp bảo hiểm thất nghiệp rủi ro trong cuộc sống bão biến đổi khí hậu bệnh hiểm nghèo kinh tế thế giới việt nam gia phát triển trợ cấp bảo hiểm xã hội triển khai kiểm tra người cao tuổi lao động thu nhập thấp mở rộng người dân bảo hiểm huy động người nghèo

(Chinhphu.vn) – Để đạt được mục tiêu đặt ra đối với đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần chú trọng nhiều hơn nữa đến các hoạt động phối hợp thực hiện.

TS. Mai Ngọc Anh

Đại học Kinh tế Quốc dân

An sinh xã hội (ASXH) được biết đến là các biện pháp chính sách giúp người dân phòng ngừa, giảm thiểu và tránh khỏi rủi ro trong cuộc sống. Người dân có thể tham gia vào hệ thống ASXH dưới các hình thức đóng hưởng và không theo hình thức đóng hưởng.

Thời gian qua Đảng và Chính phủ đã triển khai rất nhiều hoạt động để hỗ trợ người dân tham gia vào các hình thức của an sinh.

Đối tượng thụ hưởng bảo trợ xã hội ngày càng rộng

Resize of NA1.jpg
Hệ thống bảo hiểm y tế đã giúp nhiều đối tượng chính sách có cơ hội chữa bệnh

Sau một thời kỳ có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thì từ năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam suy giảm rõ rệt.

Đồng thời với đó, số lượng người thất nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Thất nghiệp không còn là hiện tượng của thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn tăng lên rất nhanh, từ hơn 1% năm 2000 lên đến hơn 2% năm 2009.

Thu nhập của người lao động, kể cả lao động khu vực công nghiệp, cũng như lao động khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức còn thấp và không ổn định.

Việc tham gia vào hệ thống bảo hiểm y tế (BHYT) đã giúp hàng chục triệu người nghèo, người có công với nước, hàng chục ngàn người mắc bệnh hiểm nghèo có đủ tiền chữa bệnh với chi phí lớn.

Tỷ lệ bao phủ của BHYT đã tăng đáng kể, tuy nhiên khả năng BHYT bao phủ toàn bộ dân số vào năm 2014 là khó khả thi, bởi chưa có phương thức hợp lý để huy động sự tham gia của nông dân và người lao động khu vực phi chính thức.

Mặc dù số đối tượng thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội ngày càng mở rộng, nhưng chưa bao phủ hết các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội cần trợ giúp, như: người có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; hộ nông dân mất tư liệu sản xuất do đô thị hóa hoặc công nghiệp hóa…

Công tác cứu trợ đột xuất đã được triển khai tương đối kịp thời do có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Đã huy động được phong trào tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kể cho những thiếu hụt từ ngân sách Nhà nước.

Phạm vi hỗ trợ còn hạn chế

Resize of NA2.jpg
Mở rộng phạm vi hỗ trợ sẽ đem lại điều kiện sống tốt hơn cho nhiều đối tượng

Tuy nhiên, phạm vi hỗ trợ mới tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro do thiên tai, chưa bao gồm các đối tượng bị những rủi ro kinh tế và xã hội.

Cùng với thu nhập thấp là tình trạng giảm nghèo vẫn chưa bền vững. Theo chuẩn nghèo mới, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo tăng lên hơn 14%. Đặc biệt, những nhóm nghèo mới sẽ xuất hiện do những cú sốc tự nhiên (biến đổi khí hậu); kinh tế, nguồn lực (đất đai) hạn chế hoặc bị thu hẹp, mất việc làm tốt…

Để thực hiện phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân trong năm 2013, ngày 7/1/2013 Chính phủ ban hành nghị quyết số 01/NQ-CP với 9 giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó có giải pháp để đảm bảo ASXH, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Chính sách đem cơ hội tích cực cho người lao động

Theo tinh thần của Nghị quyết này, để đạt được ASXH, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, các Bộ, ban, ngành cần tập trung vào một số nội dung cơ bản về tăng cường tạo việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động; thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm an toàn lao động; thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách; tăng cường công tác phát triển thanh niên, chăm sóc trẻ em, bảo đảm bình đẳng giới, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi…

Resize of NA3.jpg
Chính sách ASXH đã góp phần đảm bảo đời sống, đem lại cơ hội tích cực cho người lao động

Những ưu tiên này không chỉ đem đến cho người lao động những cơ hội tích cực để có được việc làm mới, gia tăng thu nhập từ đó chủ động tham gia tích cực vào hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng hưởng, đồng thời còn giúp cả các đối tượng tham gia vào hệ thống ASXH không theo nguyên tắc đóng hưởng cũng nhận được những thành quả từ sự phát triển của hệ thống này.

Chính sách ASXH ở Việt Nam thời gian qua được thực hiện cùng với nhiều chính sách xã hội khác góp phần đảm bảo đời sống kinh tế – xã hội cho người dân Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế và lạm phát. Tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn còn những hạn chế nhất định.

… song còn thiếu đồng bộ trong phối hợp chính sách

Đó là sự thiếu đồng bộ trong phối hợp với chính sách tiền lương và thu nhập; sự phối hợp ASXH với chính sách giảm nghèo cũng chưa chặt chẽ. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thiên về hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc hiện vật hơn là tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tự nâng cao năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững…

Ngoài ra, sự phối hợp chương trình ASXH với các chương trình cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cũng còn nhiều bất cập. Cho đến nay, hệ thống dịch vụ xã hội trong khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

Để đạt được mục tiêu đặt ra đối với đảm bảo ASXH cho người dân, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần chú trọng nhiều hơn nữa đến các hoạt động phối hợp thực hiện.

Một số lưu ý khi triển khai ASXH

Việc quản lý kinh tế và xã hội có rất nhiều khó khăn. Điều đó ảnh hưởng lớn tới việc triển khai thực hiện chính sách ASXH.

Resize of NA4.jpg
Tăng cường đội ngũ làm công tác ASXH là giải pháp tốt để đưa thông tin chính sách đến người dân

Do vậy, đầu tiên là cần chú trọng đến việc phối hợp trong quản lý kinh tế – xã hội với quản lý ASXH. Nếu có biện pháp gắn giữa thực thi chính sách ASXH với quản lý kinh tế đối với khu vực này thì việc bao phủ của hệ thống ASXH đóng – hưởng sẽ được cải thiện rõ rệt và quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo.

Thứ hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo thực thi chính sách ASXH. Hiện nay, công tác này còn nhiều bất cập, kể cả kiểm tra, giám sát đối với đối tượng có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động, cũng như tình hình lạm dụng chính sách xã hội hóa trong BHYT và các đối tượng được trợ cấp, trợ giúp xã hội. Nhà nước cần nghiên cứu, điều chỉnh các biện pháp xử lý có tác động kiên quyết hơn. Cùng với việc mở rộng phạm vi bao phủ trợ giúp xã hội thường xuyên, cần xây dựng rõ các điều kiện, chuẩn mực của đối tượng được trợ cấp; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện, chuẩn mực đối tượng thụ hưởng để tránh tình trạng trợ cấp sai đối tượng, dẫn đến sự mất đoàn kết trong dân cư.

Thứ ba là, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH. Những năm tới cần tăng cường công tác tổ chức và phát triển đội ngũ cán bộ sao cho những thông tin về chính sách ASXH đến tận người dân; sao cho cán bộ làm công tác ASXH tới tận khu phố, từng xóm làng để tuyên truyền, giới thiệu tổ chức huy động người dân tham gia và cùng kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách.

Thứ tư là, tăng cường biện pháp tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Đây là biện pháp cuối cùng, nhưng là biện pháp cơ bản và lâu dài nhất để thực hiện chính sách ASXH.

Bởi lẽ, muốn mở rộng phạm vi bao phủ và nâng mức tác động, đảm bảo tính bền vững của hệ thống ASXH đóng – hưởng, thì kể cả người lao động cũng như nhà nước phải có thu nhập để đóng góp và trợ giúp.

Ở đây một loạt các vấn đề cần giải quyết như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; tăng cường quản lý nguồn thu; điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỷ lệ chi cho trợ giúp và hỗ trợ ASXH… là điều cần thiết.

TS. MNA

biến đổi khí hậu rủi ro trong cuộc sống trợ cấp kinh tế thu nhập thấp giải pháp phát triển gia bệnh hiểm nghèo nhà nước người nghèo an toàn lao động việt nam người cao tuổi hình thức bảo hiểm xã hội kinh tế thế giới người dân mở rộng lao động việc làm kiểm tra triển khai người lao động chính phủ chính sách huy động bão bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

văn hoá lợi ích chính trị công nhân môi trường chính phủ thị trường dự thảo khoa học hội nhập quốc tế tài chính người sử dụng lao động trách nhiệm hiệu quả kiểm tra hình thức cải cách quyết định văn bản quy phạm pháp luật pháp luật nền kinh tế lợi ích hợp pháp gia vai trò nhà nước quy định nâng cao chất lượng phát triển tài sản chủ tịch nước người lao động công dân quốc tế giáo dục việt nam ổn định lao động pháp lý quan trọng xây dựng công nghệ văn bản pháp luật kinh tế thị trường iii nguyên tắc hoạt động bão chính sách công bằng thứ trưởng tầm quan trọng cá nhân bảo vệ quyền lợi kỹ thuật tinh thần kinh tế phát huy biến đổi khí hậu vi phạm thủ tướng nghĩa vụ chăm sóc sức khoẻ quốc phòng

(GD&TĐ)- Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Báo cáo Thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

images656719_1.JPG

>Xem toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

>Xem bản so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

1. Sự cần thiết và mục đích, yêu cầu sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) (sau đây gọi chung là Cương lĩnh) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu này, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứ hai, thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng.

Thứ ba, hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài.

2. Quan điểm sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên các quan điểm cơ bản sau đây:

2.1. Phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và của các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có đủ cơ sở, nhận được sự thống nhất cao và phù hợp với tình hình mới.

2.2. Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

2.3. Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2.4. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị, vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.5. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2.6. Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng nên phải tiến hành chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các cơ quan, tổ chức; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, xuyên tạc trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

3. Kết cấu của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới. Để bảo đảm tính ổn định lâu dài của Hiến pháp và nâng cao chất lượng kỹ thuật lập hiến, Dự thảo đã có một số thay đổi về mặt kết cấu, cụ thể là:

Chương I được xây dựng trên cơ sở viết gọn lại tên Chương I của Hiến pháp năm 1992 thành “Chế độ chính trị” và đưa các quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh của Chương XI của Hiến pháp năm 1992 vào Chương I vì đây là những nội dung quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia.

Dự thảo Chương II được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 thành chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” để khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp.

Chương III được xây dựng trên cơ sở lồng ghép Chương II: Chế độ kinh tế và Chương III: Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Hiến pháp năm 1992 thành Chương: “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường”, nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Chương VIII được đổi vị trí từ Chương X: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân của Hiến pháp năm 1992 thành Chương: “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân” để thể hiện sự gắn kết giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Chương IX “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” của Hiến pháp năm 1992 được đổi tên thành Chương: “Chính quyền địa phương” để làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan ở địa phương trong mối quan hệ với trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong chỉnh thể của chính quyền địa phương. Mặt khác, nội hàm của chương này không chỉ quy định về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, mà còn quy định về việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể xã hội ở địa phương.

Chương X là chương mới quy định về các thiết chế hiến định độc lập gồm Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

II. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Lời nói đầu

Trên cơ sở kế thừa Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992, dự thảo Lời nói đầu được sửa đổi theo hướng khái quát, cô đọng và súc tích hơn về truyền thống, lịch sử đất nước, dân tộc, lịch sử lập hiến của nước ta; nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới, mục tiêu xây dựng đất nước và thể hiện mạnh mẽ hơn ý nguyện của nhân dân ta trong việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp, theo đó, “Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

2. Chế độ chính trị (Chương I)

Về cơ bản, Dự thảo tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của chế độ chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992; đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề sau đây:

– Khẳng định chính thể của nước ta là Cộng hòa XHCN Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (Điều 1).

– Tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức (Điều 2). Đồng thời, Dự thảo bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) theo tinh thần của Cương lĩnh. Đây là điểm rất mới của Dự thảo Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực.

– Tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Điều 4).

– Quy định rõ hơn, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6) mà không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992. Nội dung này được thể hiện nhất quán trong toàn bộ Dự thảo Hiến pháp.

– Tiếp tục khẳng định Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bổ sung quy định về nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân (Điều 8).

– Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong Lời nói đầu và các điều khoản cụ thể của Hiến pháp; giữ quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công đoàn trong Hiến pháp năm 1992, đồng thời bổ sung, làm rõ vai trò của Mặt trận, Công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các thành viên, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội (Điều 9, Điều 10). Qua thảo luận, có ý kiến đề nghị nêu tên gọi của các tổ chức chính trị – xã hội hiện nay vào Điều 9 để thể hiện rõ hơn vị thế của các tổ chức chính trị – xã hội trong Hiến pháp.

– Về chính sách đối ngoại của nước ta cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới; khẳng định nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế (Điều 12).

3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II)

Dự thảo làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quy định quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Dự thảo tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, đã bổ sung một số quyền mới là kết quả của quá trình phát triển đổi mới đất nước, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Đó là quyền sống (Điều 21), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 22), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 23), quyền sở hữu tư nhân (Điều 33), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 35), quyền kết hôn và ly hôn (Điều 39), quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa (Điều 44), quyền xác định dân tộc (Điều 45), quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 46),… Dự thảo bổ sun

g một nguyên tắc hiến định, đó là quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng (Điều 15).

Dự thảo sắp xếp lại các điều theo các nhóm quyền để bảo đảm tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân, bảo đảm tính khả thi hơn. Theo đó, các điều của Chương II được sắp xếp theo thứ tự như sau: Những quy định chung gồm các nguyên tắc, các bảo đảm thực hiện quyền, giới hạn quyền và hạn chế quyền (từ Điều 15 đến Điều 20); các quyền dân sự, chính trị (từ Điều 21 đến Điều 32); các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (từ Điều 33 đến Điều 46); các nghĩa vụ của công dân (từ Điều 47 đến Điều 50); về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài (Điều 51, Điều 52). Những quyền liên quan với nhau, nhưng khác nhau về đối tượng, trách nhiệm, cơ chế đảm bảo như quyền có nơi ở và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp… thì được quy định bằng các điều khác nhau.

Về cách thức thể hiện, Dự thảo được thể hiện lại một cách chặt chẽ, lo-gic các quy định về quyền, nghĩa vụ cho phù hợp với tính chất của quyền và nghĩa vụ ghi nhận trong Hiến pháp, cụ thể là:

– Có khoản tuyên bố, khẳng định nội dung của quyền; có khoản quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền; trong trường hợp cần thiết cần giới hạn quyền công dân thì phải có khoản quy định các giới hạn quyền; (một số quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền công dân còn được thể hiện trong Chương III của Dự thảo).

– Các quyền hoặc nghĩa vụ đối với tất cả mọi người, không phân biệt công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không có quốc tịch thì được thể hiện bằng từ “Mọi người”; còn đối với những quyền hoặc nghĩa vụ chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam thì Dự thảo dùng từ “Công dân”.

4. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III)

Trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng, Dự thảo quy định “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường” (Điều 53). Các quy định của Chương III về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường mang tính nguyên tắc, khái quát ở tầm Hiến pháp, những vấn đề cụ thể sẽ do các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

– Về chế độ kinh tế:

Trên cơ sở Cương lĩnh, Dự thảo khẳng định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” (Điều 54). Quy định này vừa bám sát nội dung của Cương lĩnh, vừa phù hợp với tính chất quy định của Hiến pháp, còn tên gọi và vai trò của từng thành phần kinh tế cụ thể sẽ được xác định trong luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước. Tuy nhiên, qua thảo luận, cũng có ý kiến đề nghị nêu cụ thể tên và vai trò của các thành phần kinh tế trong Hiến pháp để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Dự thảo xác định vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân (Điều 55); khẳng định quyền tự do kinh doanh (Điều 56); làm rõ tài sản công, trong đó có đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 57).

Dự thảo tiếp tục khẳng định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, thuộc sở hữu toàn dân, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật; quy định tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, được công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng lâu dài hoặc có thời hạn; đồng thời bổ sung quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ (Điều 58).

Dự thảo bổ sung một điều quy định về tài chính công nhằm đảm bảo việc sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác (Điều 59).

– Về xã hội, văn hóa: Dự thảo tiếp tục kế thừa và khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng gia đình truyền thống, phát triển con người; bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

– Về giáo dục và khoa học, công nghệ: Dự thảo cơ bản kế thừa những nội dung về từng lĩnh vực trong Hiến pháp năm 1992, nhưng được thể hiện lại một cách tổng quát, chỉ nêu những định hướng lớn đã được xác định trong Cương lĩnh như tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, tiếp tục xác định mục đích, mục tiêu của phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ.

– Về bảo vệ môi trường: Dự thảo bổ sung một điều về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, khẳng định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường là của Nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân; quy định cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường cũng như nguyên tắc xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học (Điều 68).

5. Bảo vệ Tổ quốc (Chương IV)

Trên cơ sở giữ nội dung và bố cục Chương IV của Hiến pháp năm 1992, Dự thảo tiếp tục khẳng định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc; bổ sung quy định về góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Đồng thời, Dự thảo khẳng định lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tuyệt đối trung thành với Đảng và bảo vệ Đảng, bổ sung việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Về bộ máy nhà nước

Tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 1992, thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Dự thảo làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõ hơn chức năng của cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập là Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

6.1. Về Quốc hội (Chương V)

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cơ bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; cụ thể như sau:

Về Quốc hội:

– Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 74).

– Quy định rõ, khả thi và phù hợp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN quyền quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước (khoản 3 Điều 75) để xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ.

– Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều 75) để phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp.

– Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập (các khoản 2, 6, 7 và 9 Điều 75).

– Tiếp tục quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm và bổ sung quy định về lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (khoản 8 Điều 75).

– Quy định rõ các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ của Quốc hội, đó là các điều ước quốc tế về chiến tranh và hòa bình, các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tư cách thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực, thương mại quốc tế (khoản 14 Điều 75).

– Hiến định thẩm quyền của Quốc hội trong việc thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định được quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Luật Tổ chức Quốc hội (Điều 83).

Về Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Dự thảo làm rõ hơn thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội (Điều 78); lãnh đạo công tác của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (khoản 5 Điều 79); quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (khoản 7 Điều 79).

Về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội:

– Xuất phát từ tính chất hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, cũng như yêu cầu của công tác cán bộ ở nước ta, Dự thảo quy định theo hướng Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban; còn Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban và Ủy viên Ủy ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn (Điều 80, Điều 81). Đồng thời, Dự thảo quy định rõ hơn về quyền yêu cầu cung cấp thông tin và bổ sung quyền yêu cầu giải trình của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (Điều 82). Qua thảo luận, có ý kiến đề nghị giữ quy định Quốc hội bầu thành viên Hội đồng, thành viên Ủy ban như Hiến pháp năm 1992.

Về đại biểu Quốc hội: Bổ sung quy định về quyền của đại biểu Quốc hội trong việc “tham gia làm thành viên của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội” tại Điều 87. Đây là một quy định mới nhằm khẳng định quyền chủ động của đại biểu Quốc hội trong việc tham gia hoạt động trong Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. Cùng với các quy định khác về quyền và trách nhiệm của đại biểu, quy định này nhằm bảo đảm để đại biểu phát huy sở trường và năng lực, kinh nghiệm công tác của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt nhiệm vụ là người đại biểu của nhân dân.

6.2. Về Chủ tịch nước (Chương VI)

Dự thảo tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Quy định như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước của nước ta. Dự thảo sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:

– Trong mối quan hệ với Quốc hội: Giữ quy định về thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh như quy định của Hiến pháp năm 1992 (khoản 1 Điều 93).

– Trong mối quan hệ với Chính phủ: Giữ quy định về thẩm quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (khoản 2 Điều 93); làm rõ hơn thẩm quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết (Điều 95)…

– Trong mối quan hệ với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Giữ quy định về thẩm quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (khoản 3 Điều 93); làm rõ hơn thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội; bổ sung nhiệm vụ, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác để phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp (khoản 3 Điều 93)…

Đồng thời, Dự thảo quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân, bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (khoản 5 Điều 93); bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế hoặc quyết định phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền do Quốc hội quy định (khoản 6 Điều 93).

6.3. Về Chính phủ (Chương VII)

Dự thảo Chương VII được xây dựng trên cơ sở tiếp tục kế thừa các quy định của Chương VIII của Hiến pháp 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, đồng thời có một số quy định được sửa đổi, bổ sung, sắp xếp lại phù hợp, cụ thể như sau:

Về vị trí, chức năng của Chính phủ: Tiếp tục khẳng định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 99) để phù hợp với quan điểm và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ: Dự thảo đã sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cho phù hợp với vị trí, chức năng của Chính phủ với tính chất là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 101); chuyển thẩm quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh sang thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính lãnh thổ:

– Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội,…

– Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc phân công, phân cấp trong hệ thống hành chính nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

– Chính phủ có trách nhiệm bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, quốc gia; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo; thống nhất quản lý về quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại,…

Về Thủ tướng Chính phủ:

Dự thảo sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tương thích với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; làm rõ hơn thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ; lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia; bổ sung thẩm quyền chỉ đạo việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước, đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, chỉ đạo thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên (Điều 103).

Về Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ:

– Dự thảo làm rõ hơn mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ. Nhằm tăng cường trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Dự thảo quy định các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ (Điều 100 và Điều 104).

– Dự thảo bổ sung quy định “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý” (khoản 2 Điều 104).

– Dự thảo đã sửa đổi, gộp thẩm quyền trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vào một điều để quy định khái quát việc ban hành văn bản của các chủ thể này (Điều 105), còn việc các chủ thể này có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào để luật định để bảo đảm tính ổn định, lâu dài trong các quy định của Hiến pháp.

6.4. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Chương VIII)

Dự thảo tiếp tục giữ tên gọi của Chương VIII như Hiến pháp năm 1992 nhưng bỏ mục Tòa án nhân dân, mục Viện kiểm sát nhân dân để bảo đảm thống nhất chung về kỹ thuật lập hiến. Đồng thời, do Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên cần chuyển các nội dung của Điều 126 của Hiến pháp năm 1992 vào Điều 107 và Điều 112 của Dự thảo.

Về Tòa án nhân dân

Quy định về Tòa án nhân dân được bố cục lại từ 11 điều của Hiến pháp 1992 thành 05 điều như Dự thảo. Cụ thể là ghép một phần Điều 126 và Điều 127 của Hiến pháp năm 1992 thành một điều; gộp các điều 129, 130, 131, 132 và 133 của Hiến pháp năm 1992 thành một điều; sửa đổi, bổ sung Điều 134 của Hiến pháp năm 1992 thành Điều 109; sửa đổi, bổ sung Điều 128 và Điều 135 của Hiến pháp năm 1992 thành Điều 110. Theo đó, Dự thảo thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân, về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, về các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân, về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao, về chế độ chịu trách nhiệm và báo cáo của Tòa án nhân dân, về tính hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án. Cụ thể như sau:

– Tiếp tục kế thừa về cơ bản quy định của Hiến pháp năm 1992 về Tòa án và thực hiện theo Kết luận Hội nghị Trung ương 5, Dự thảo khẳng định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và thực hiện quyền tư pháp (khoản 1 Điều 107). Đồng thời, để phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, cũng như thể hiện bản chất nhân dân của các Tòa án nước ta, bảo đảm sự thống nhất trong Hiến pháp và các luật có liên quan thì cần sửa đổi và bổ sung quy định về hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân. Theo đó, Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; trường hợp đặc biệt thì Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt (khoản 1 Điều 107). Ngoài việc tiếp tục khẳng định và quy định khái quát về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Dự thảo đã bổ sung nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công d

ân (khoản 2 Điều 107).

– Theo yêu cầu cải cách tư pháp, trên cơ sở kết hợp với mô hình tố tụng thẩm vấn, Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung và nhấn mạnh một số nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân, đó là nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm (khoản 5 Điều 108); đồng thời, bổ sung nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được bảo đảm (khoản 6 Điều 108) nhằm khẳng định chế độ xét xử 2 cấp nhưng vẫn bảo đảm được trong một số trường hợp khi Tòa án thực hiện xét xử theo thủ tục rút gọn.

– Điều 110 (sửa đổi, bổ sung Điều 128, Điều 135) vẫn tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội nhưng có bổ sung và quy định rõ thẩm quyền của Quốc hội trong việc bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

– Dự thảo đã lược bỏ quy định tại đoạn 3 Điều 127 của Hiến pháp năm 1992 về thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân ở cơ sở để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân để quy định trong các văn bản pháp luật khác cho phù hợp.

Về Viện kiểm sát nhân dân

Quy định về Viện kiểm sát nhân dân giảm từ 04 điều của Hiến pháp năm 1992 còn 03 điều như trong Dự thảo. Cụ thể là Điều 112 được ghép, sửa đổi, bổ sung từ Điều 126 và Điều 137 của Hiến pháp năm 1992; Điều 113 được ghép, sửa đổi, bổ sung từ các điều 138, 139, 140 của Hiến pháp năm 1992; Điều 114 được sửa đổi, bổ sung từ Điều 138 của Hiến pháp năm 1992. Các điều này được bố cục, chỉnh sửa lại cho thống nhất với các quy định về Tòa án nhân dân, thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức, về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chế độ chịu trách nhiệm và báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân. Cụ thể như sau:

– Dự thảo tiếp tục kế thừa về cơ bản quy định của Hiến pháp năm 1992 về Viện kiểm sát nhân dân với chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (khoản 1 Điều 112). Đồng thời, ngoài việc “góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” như quy định của Hiến pháp năm 1992, Dự thảo bổ sung nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là “bảo vệ pháp luật, quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (khoản 3 Điều 112). Đây là một quy định mới phù hợp với chức năng Viện kiểm sát được giao đảm nhiệm, bởi vì Viện kiểm sát không chỉ có vai trò, trách nhiệm là một bên (bên buộc tội) như một số nước, mà còn có trách nhiệm chống làm oan người vô tội, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động tư pháp.

– Thể chế hóa yêu cầu về đổi mới hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời để phù hợp với mô hình Tòa án nhân dân là không tổ chức theo đơn vị hành chính, Dự thảo đã quy định Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định (khoản 2 Điều 112); bổ sung và quy định rõ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu (khoản 1 Điều 113).

– Dự thảo không quy định về Ủy ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân như Hiến pháp năm 1992 mà để Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định cho phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn cụ thể.

– Dự thảo bổ sung và cụ thể nguyên tắc hoạt động của Kiểm sát viên để đảm bảo phù hợp với nguyên tắc Viện trưởng Viện kiểm sát lãnh đạo thống nhất toàn ngành, đó là Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (khoản 2 Điều 114).

6.5. Về chính quyền địa phương (Chương IX)

Về cơ bản, Dự thảo tiếp tục kế thừa các quy định của Chương IX của Hiến pháp năm 1992 về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đồng thời có một số quy định được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, cụ thể như sau:

Về đơn vị hành chính lãnh thổ: Điều 115 của Dự thảo tiếp tục giữ quy định tại Điều 118 của Hiến pháp năm 1992: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đồng thời, để tạo cơ sở hiến định cho việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương, Dự thảo không quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền địa phương mà quy định theo hướng: “Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ và phân cấp quản lý” (khoản 2 Điều 115).

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị Hiến pháp chỉ quy định khái quát về đơn vị hành chính lãnh thổ để tạo điều kiện cho việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương; theo đó, đơn vị hành chính lãnh thổ gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.

Về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sắp xếp lại và làm rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong tình hình mới (Điều 116).

Qua thảo luận, có ý kiến đề nghị không quy định tính chất quyền lực của Hội đồng nhân dân, vì dẫn đến cách hiểu về sự phân tán của quyền lực nhà nước, không phù hợp với nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước ta.

Về đại biểu Hội đồng nhân dân: Dự thảo tiếp tục giữ quy định của Hiến pháp năm 1992 về địa vị pháp lý của đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương… (Điều 117, Điều 118); sửa đổi quy định về việc trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, theo đó khẳng định rõ người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản.

6.6. Về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước (Chương X)

Để làm rõ hơn chủ quyền nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN, Dự thảo bổ sung 3 điều mới quy định về 3 thiết chế hiến định độc lập vào Chương X gồm Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

– Hội đồng Hiến pháp: Dự thảo bổ sung thiết chế Hội đồng Hiến pháp (Điều 120) nhằm thực hiện chủ trương của Đại hội IX, X và XI về việc xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Dự thảo quy định Quốc hội thành lập Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và số lượng thành viên, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm kỳ của thành viên sẽ do luật định.

Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là một bước cụ thể hóa nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời có một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp chính là tạo thêm một phương thức mới, bổ sung một công cụ để Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và bảo vệ các giá trị của nền dân chủ XHCN và chủ quyền nhân dân. Hội đồng Hiến pháp có thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình

hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.

Qua thảo luận, cũng có ý kiến đề nghị cần tiếp tục khẳng định và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành của Hiến pháp năm 1992, có ý kiến đề nghị thành lập Tòa án Hiến pháp, có ý kiến lại đề nghị cân nhắc không thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.

– Hội đồng bầu cử quốc gia: Dự thảo bổ sung thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia (Điều 121) nhằm thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 về việc “tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế độ bầu cử”. Dự thảo quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia với mục đích hoàn thiện chế độ bầu cử cũng để nhằm thực hiện cho được nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình. Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia nhằm góp phần thể hiện tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

– Kiểm toán Nhà nước: Kiểm toán Nhà nước là cơ quan có vai trò quan trọng trong quản trị quốc gia, thông qua các hoạt động nghiệp vụ để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Với vị trí, chức năng quan trọng của cơ quan này, hiện nay đa số các nước trên thế giới đều có quy định trong Hiến pháp về cơ quan Kiểm toán Nhà nước, theo đó ở mức độ, liều lượng khác nhau nhưng đều ghi nhận quy tắc hoạt động độc lập và không chịu sự can thiệp từ các thiết chế quyền lực khác của Kiểm toán Nhà nước. Xuất phát từ yêu cầu đó, Dự thảo đã quy định vai trò, địa vị pháp lý và chức năng của Kiểm toán Nhà nước để tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Đây là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính và tài sản quốc gia. Dự thảo chỉ quy định về việc Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước còn những vấn đề cụ thể về tổ

chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước sẽ do luật điều chỉnh.

7. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (Chương XI)

Chương này được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 146 và Điều 147 của Hiến pháp năm 1992.

Dự thảo tiếp tục khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp; đồng thời, bổ sung và quy định rõ mọi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý (Điều 123).

Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, Dự thảo đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp, thủ tục soạn thảo Hiến pháp, quy trình thông qua Hiến pháp (Điều 124). Theo đó, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp. Ủy ban Dự thảo Hiến pháp tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp và trình Quốc hội xem xét, thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định (Điều 124).

Qua thảo luận, cũng có ý kiến cho rằng, để thể hiện đầy đủ chủ quyền nhân dân, cần quy định theo hướng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua với đa số tuyệt đối thì phải được trưng cầu ý dân trước khi có hiệu lực. Quy định như vậy nhằm xác lập chủ quyền nhân dân để nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước trong việc thông qua Hiến pháp.

N.N

kỹ thuật iii khoa học tài chính gia nguyên tắc hoạt động giáo dục dự thảo quyết định thứ trưởng công bằng cải cách quan trọng người sử dụng lao động văn bản quy phạm pháp luật phát triển ổn định kiểm tra nền kinh tế thị trường thủ tướng quốc phòng tinh thần nâng cao chất lượng lợi ích hợp pháp biến đổi khí hậu công nhân bão môi trường nhà nước chính trị cá nhân xây dựng kinh tế thị trường bảo vệ quyền lợi lao động công dân trách nhiệm tài sản chủ tịch nước hiệu quả kinh tế văn bản pháp luật quốc tế chính phủ công nghệ việt nam quy định vi phạm nghĩa vụ văn hoá hình thức hội nhập quốc tế phát huy chăm sóc sức khoẻ pháp lý người lao động vai trò chính sách tầm quan trọng pháp luật lợi ích

‘Việt Nam sẽ phát triển các mô hình đô thị tiên tiến’

nâng cao chất lượng việt nam chất lượng xây dựng hiệu quả thế giới giao thông thứ trưởng biến đổi khí hậu phát triển kế hoạch

‘Những định hướng của Việt Nam trong thời gian tới là phát triển các mô hình đô thị tiên tiến trên thế giới như đô thị sinh thái, đô thị bền vững, đô thị thông minh… mà ở đó con người là trung tâm của sự phát triển…’

Theo Báo Xây dựng

anhnghi.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị

‘Những định hướng của Việt Nam trong thời gian tới là phát triển các mô hình đô thị tiên tiến trên thế giới như đô thị sinh thái, đô thị bền vững, đô thị thông minh… mà ở đó con người là trung tâm của sự phát triển…’

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị về định hướng phát triển đô thị trong tương lai của Việt Nam trong bài phỏng vấn đăng trên Báo Xây dựng ngày 30/1/2013.

Theo Thứ trưởng, đô thị hóa là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, việc phát triển đô thị tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Phát triển đô thị còn tự phát, phong trào, không theo quy hoạch và kế hoạch. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá tải. Công tác quy hoạch giao thông và chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị vẫn còn thấp dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng nghiêm trọng…

Ngoài ra, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thứ trưởng Nghị cho rằng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trước hết là do công tác quy hoạch còn thiếu, chậm và có chất lượng chưa tốt so với yêu cầu phát triển, thiếu kế hoạch cho phát triển đô thị. Việc đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ. Năng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế…

duanxanh.jpg

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Thứ trưởng cho biết, Chương trình phát triển đô thị quốc gia đặt ra mục tiêu rất rõ là từng bước hình thành, phát triển hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; Chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển…

Trước mắt, tập trung huy động các nguồn lực trong đó có ngân sách Nhà nước, vốn ODA, nguồn vốn xã hội hóa… để ưu tiên phát triển các đô thị có tiềm năng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội vùng để giảm áp lực tăng dân số cơ học vào các đô thị lớn.

Tiếp theo là tăng cường khả năng kết nối giữa các đô thị, bảo đảm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, xã hội, kiến trúc cảnh quan, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, tạo môi trường sống tốt hơn cho cư dân các đô thị, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng – an ninh… tiến tới xóa dần khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.

Thứ trưởng Nghị cũng cho biết, Nghị định Quản lý đầu tư phát triển đô thị do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc triển khai thực hiện Nghị định sẽ góp phần lập lại trật tự trong phát triển đô thị, khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

“Đô thị sẽ được phát triển theo quy hoạch và kế hoạch nhằm khắc phục tình trạng phát triển tự phát, phong trào, khai thác tài nguyên đất không hiệu quả và những tồn tại của đô thị hiện nay”, Thứ trưởng Nghị nói.

Thứ trưởng khẳng định, định hướng của Việt Nam trong thời gian tới là phát triển các mô hình đô thị tiên tiến trên thế giới như đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị bền vững, đô thị cân bằng, đô thị thông minh… mà ở đó con người là trung tâm của sự phát triển.

Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo, định hướng và tạo điều kiện phát triển các loại hình đô thị tiên tiến này ở Việt Nam thông qua công tác quy hoạch, kiến trúc và xây dựng các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng xanh…

Tác giả : Quý Anh

chất lượng biến đổi khí hậu nâng cao chất lượng giao thông thứ trưởng phát triển thế giới việt nam kế hoạch xây dựng hiệu quả

Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam: 3 nhóm giải pháp kéo giảm TNGT

khí hậu pháp luật gia phương tiện tham gia giao thông quy định giao thông biến đổi khí hậu tngt bão triển khai khách du lịch

Với vai trò là quản lý chuyên ngành về đường thủy nội địa (ĐTNĐ), Cục ĐTNĐ Việt Nam xác định mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần kéo giảm TNGT đường thủy trong năm 2013.

Ông Trần Văn Thọ, Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ cho biết, Cục xác định công tác bảo đảm ATGT năm 2013 là nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, đạo đức của CBCNVC; Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, năm 2013 theo dự đoán sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, do biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, mưa bão, tình hình khí tượng thủy văn diễn biến phức tạp, vì vậy công tác bảo đảm TTATGT ĐTNĐ cần được quan tâm nhiều hơn nữa­.

images565413_DSCF0149.JPG
Tuyên truyền Luật GTĐTNĐ cho người điều khiển phương tiện.

Tại hội nghị triển khai công tác bảo đảm TTATGT năm 2013 của Cục mới được tổ chức vừa qua, Cục đã thông qua các giải pháp chủ yếu để vừa thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về bảo đảm TTATGT gồm những giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật về ĐTNĐ, đặc biệt là các văn vản quy phạm pháp luật mới được ban hành như Thông tư 15 về quy định trang bị và sử dụng áo phao cá nhân trên phương tiện vận tải khách ngang sông, Thông tư liên tịch 22 về bảo đảm ATGT trong hoạt động vận tải khách du lịch… Duy trì xây dựng triển khai các tiêu chí đối với các mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải khách theo tuyến cố định, vận tải khách du lịch; xử lý triệt để các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT, như chất lượng phương tiện không đảm bảo, người điều khiển không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, chở quá số người quy định; phối hợp với lực lượng cảnh sát đường thủy địa phương đã tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động vận tải hành khách ngang sông trên phạm vi toàn quốc.

Đề cao vai trò và tinh thần trách nhiệm khi thi hành công vụ. Tổ chức điều tiết, hướng dẫn giao thông tại các vị trí trọng điểm, đặc biệt là các vị trí các cầu có tĩnh không thấp, khoang thông thuyền nhỏ trên các tuyến ĐTNĐ các tỉnh khu vực phía Bắc và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để phòng chống bão lũ khi mà biến đổi khí hậu đang tác động rất mạnh và làm thay đổi điều kiện khí hậu tại nước ta, trong đó hoạt động vận tải thủy nội phần lớn dựa vào điều kiện tự nhiên.

Ông Trần Văn Thọ cho biết thêm, để thực hiện công tác bảo đảm TTATGT trên các tuyến ĐTNĐ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, năm 2013 Cục tiếp tục triển khai thực hiện những giải pháp và chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia nhằm đạt được mục tiêu tiếp tục kiềm chế, đẩy lùi TNGT và chống ùn tắc giao thông. Để thực hiện có hiệu quả, Cục kiến nghị Bộ GTVT, Ủy ban ATGT quốc gia sớm cấp kinh phí cho các hoạt động đảm bảo TTATGT.

Khánh Lê

phương tiện bão tham gia giao thông pháp luật khí hậu khách du lịch quy định tngt gia triển khai giao thông biến đổi khí hậu

Ngoại giao Mỹ thời John Kerry: Trung Quốc là mục tiêu đặc biệt

lĩnh vực tài chính bão trung quốc biến đổi khí hậu nền kinh tế toàn cầu quốc phòng

vnm_2013_1605785.jpg

Thượng nghị sỹ John Kerry, người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Ngoại trưởng thay bà Hillary Clinton, ngày 24/1 đã ra điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Phát biểu trong cuộc điều trần tại ủy ban mà ông đã từng làm việc 29 năm, trong đó bốn năm qua giữ chức Chủ tịch, Thượng nghị sỹ Kerry đã kêu gọi có “cách nghĩ mới” khi ông phác thảo chương trình chính sách ngoại giao và lên các kế hoạch cho các mối quan hệ với Iran, Trung Quốc và Trung Đông, cũng như các vấn đề toàn cầu khác.

Ông Kerry tuyên bố chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ không được xác định bằng các máy bay không người lái và những cuộc triển khai quân, mà còn là viện trợ, an ninh lương thực, chống thảm họa và nghèo đói.

Về hòa bình Trung Đông, ông Kerry cho biết thúc đẩy vòng đàm phán hòa bình mới sẽ là một trong những ưu tiên, nếu ông trở thành Ngoại trưởng Mỹ. Ông đã nói bóng gió về việc “có sẵn kế hoạch trong tay áo” nhằm tái khởi động các cuộc hòa đàm bế tắc lâu nay, song cũng cảnh báo rằng cánh cửa dẫn tới “giải pháp hai nhà nước” có thể bị khép lại và nếu vậy, đó sẽ là một thảm họa.

Tuy nhiên, ông Kerry từ chối công khai cách thức có thể khôi phục tiến trình đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.

Trong quan hệ với Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Kerry nói rằng ông sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh, dù vẫn cảnh báo một chặng đường dài khó khăn đang ở phía trước. Ông nêu rõ quan điểm muốn phát triển tái cân bằng, khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục cái gọi lại chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đồng thời Washington cũng không bỏ rơi bất kỳ khu vực nào khác.

Tuy nhiên, ông Kerry dường như bác bỏ bất kỳ động thái nào theo hướng tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Về vấn đề Iran, vị Thượng nghị sỹ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh và đối ngoại một mặt bày tỏ hy vọng về những tiến triển về ngoại giao, mặt khác cũng thẳng thừng tuyên bố nước Mỹ “sẽ làm mọi việc cần phải làm” để ngăn chặn nước Cộng hòa Hồi giáo này sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc điều trần, ông Kerry cũng bị các nghị sỹ chất vấn về một loạt vấn đề, từ việc trước đây ông từng gặp gỡ nhiều lần với Tổng thống Syria đến các mối lo ngại của đảng Cộng hòa về các quan điểm của ứng cử viên chức Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.

Với Syria, mặc dù không mấy lạc quan, nhưng ông Kerry cho rằng điều cần thiết và bắt buộc là phải tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác của Nga và các nước khác.

Ông Kerry cũng cam kết hết sức ủng hộ việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, hối thúc Mỹ tăng cường sự hiện diện tại châu Phi và tái can dự vào cuộc chiến chông buôn bán ma túy ở Mỹ Latinh.

Trước cuộc điều trần, ông Kerry từng phát biểu cho rằng nếu muốn tiếp tục giữ vai trò “lãnh đạo toàn cầu” thì nước Mỹ trước hết phải ổn định lĩnh vực tài chính và đẩy nhanh đà phục hồi của nền kinh tế.

Ông Kerry cũng đã lên tiếng bảo vệ và ủng hộ việc đề cử ông Hagel, với tuyên bố khẳng định vị cựu Thượng nghị sỹ này xứng đáng với vai trò là Bộ trưởng Quốc phòng và là người sẽ không bao giờ làm suy yếu kho vũ khí hạt nhân, công cụ răn đe và ngăn chặn, truyền thống của nước Mỹ.

Trong gần suốt cuộc điều trần kéo dài bốn tiếng của mình, ông Kerry đã trình bày quan điểm về một số thách thức hàng đầu hiện nay trên thế giới bằng một phương thức cẩn trọng, không đối đầu và ông đã nhận được sự hoan nghênh cũng như sự đón nhận nồng nhiệt từ các nghị sĩ của cả hai đảng.

Dự kiến, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về quyết định đề cử ông Kerry giữ chức ngoại trưởng vào ngày 29/1, mở đường cho toàn thể Thượng viện nhanh chóng bỏ phiếu.

Ông Kerry là một trong ba quan chức đã được đề cử vào êkíp đối ngoại và an ninh quốc gia trong chính quyền Obama nhiệm kỳ hai. Sau ông Kerry, trong hai tuần tới, cựu Thượng nghị sỹ Chuck Hagel và cố vấn chống khủng bố John Brennan cũng sẽ ra điều trần về cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA).

(theo Vietnamplus)

toàn cầu trung quốc bão nền kinh tế biến đổi khí hậu lĩnh vực tài chính quốc phòng

Trung Quốc nhúng tay vào biển Bắc Cực

khai thác quan tâm thiên nhiên biến đổi khí hậu trung quốc gia chính sách quản lý

TP – Đói tài nguyên thiên nhiên nên Trung Quốc đang tích cực khai thác Bắc Cực. Ngại thế giới lo ngại trước tham vọng của mình, Bắc Kinh chuyển sang cách tiếp cận mềm hơn: nhấn mạnh thăm dò và nghiên cứu hơn là khai thác. Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc từng đi qua Bắc Băng Dương 5 lần. Ảnh: Getty Images.

ImageHandler.ashx?ThumbnailID=282104&Width=400
Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc từng đi qua Bắc Băng Dương 5 lần. Ảnh: Getty Images.

Trung Quốc mon men vào biển Bắc Cực hồi mùa hè năm 1999, khi tàu phá băng khổng lồ Xue Long (Tuyết Long – Rồng Tuyết) của nước này bất ngờ cập cảng gần cửa sông Mackenzie của Canada đổ ra Bắc Bắc Dương, mà lực lượng tuần duyên nước này không hay biết.

Tuyết Long dài 170m, nặng 21.000 tấn thông báo với nhà chức trách Canada ý định bơi vào vùng biển Bắc Cực của nước này, nhưng không được thông qua.

Ngày nay, sự xuất hiện bất ngờ như vậy có lẽ không xảy ra, vì các quốc gia quanh Bắc Cực thường xuyên cảnh giác với những vị khách đến từ Trung Quốc.

“Mối quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực làm gia tăng sự quan ngại, thậm chí sự báo động trong cộng đồng quốc tế”, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm nhận định.

Các nhà phân tích nhận định: Trung Quốc đang đói tài nguyên thiên nhiên mà Bắc Cực thì giàu tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn khẳng định mối quan tâm của mình trong khu vực trước hết là vì mục đích nghiên cứu, rằng Bắc Cực có thể soi tỏ một số vấn đề về biến đổi khí hậu, gợi mở những tuyến hàng hải hữu ích…

Theo các nhà phân tích, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có chiến lược chính thức về Bắc Cực, không nói nhiều về nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, nhất là vì nước này hiện có thể kiếm được tài nguyên thiên nhiên ở nơi khác, như châu Phi.

Tuy nhiên, cũng vì một lý do khác là Trung Quốc đã nhận ra rằng, mình cần phải khôn khéo khi đề cập mối quan tâm Bắc Cực và không làm các quốc gia vùng cực lo lắng như trước.

“Hiện nay, Trung Quốc không tiến hành hoạt động thăm dò nào ở Bắc Cực”, Đại sứ Trung Quốc tại Na Uy Zhao Yun phát biểu tại Hội nghị Biên giới Bắc Cực ngày 21-1 ở Na Uy.

Trung Quốc quan tâm hơn tới việc cùng các nước khác nghiên cứu “các vấn đề xuyên khu vực”, ông Zhao Yun nói.

Đại sứ Zhao nói rằng, Trung Quốc muốn hợp tác với tất cả bên liên quan, kể cả người dân bản xứ và mong được Hội đồng Bắc Cực cho làm quan sát viên.

“Trung Quốc đặc biệt thận trọng với thông điệp mà họ gửi đi”, ông Leiv Lunde, Giám đốc Viện Fridtjof Nansen (tổ chức độc lập của Na Uy chuyên nghiên cứu chính sách quản lý tài nguyên, năng lượng và môi trường), nhận định.

Ngoài Bắc Cực, nhiều chủ doanh nghiệp Bắc Kinh cũng để mắt tới đảo quốc Bắc Cực Greenland (nước tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch).

Ngay sát thủ đô Nuuk của Greenland, một công ty Anh bắt tay với các nhà tư bản tài chính Trung Quốc để khai thác một mỏ quặng sắt khổng lồ, với tổng mức đầu tư khoảng 1,7 tỷ euro (gần 2,3 tỷ USD).

Hơn 2.300 công nhân Trung Quốc sẽ làm việc tại mỏ, tăng dân số của Greenland thêm 4%.

Theo bà Sara Olsvig, nghị sĩ Đan Mạch đại diện một đảng ly khai ở Greenland, Greenland chưa quyết định cấp phép dự án khủng của Trung Quốc, nhưng nước này sẽ hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực khai khoáng. Tuy nhiên, người Greenland lo quá nhiều lao động giá rẻ sẽ đổ vào hòn đảo này.

Kế hoạch dài hạn

Tại Hội nghị Biên giới Bắc Cực tuần trước, Đại sứ Trung Quốc Zhao Yun giải thích tại sao nước ông tập trung vào Bắc Cực. Vùng đông bắc Trung Quốc trải dài tới gần 50 độ vĩ bắc, nên nước ông là “một quốc gia gần Bắc Cực”.

ImageHandler.ashx?ThumbnailID=282105&Width=400
Vì tiềm năng của Bắc Băng Dương ngày càng rõ, nhiều nước tăng hiện diện quân sự trong khu vực (Trong ảnh: tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ nổi lên xuyên băng ở Bắc Băng Dương hồi tháng 3-2011). Ảnh: US Navy.

Theo cách lập luận của ông Zhao, đảo Sylt của Đức nằm ở 54 độ vĩ bắc cũng được coi là “gần Bắc Cực” – điều mà nhiều nhà nghiên cứu cho là buồn cười.

Ông Zhao nói: “Nghiên cứu Bắc Cực của Trung Quốc vẫn ở giai đoạn khởi động”. Năm 2004, Trung Quốc thành lập trạm nghiên cứu trên đảo Spitsbergen của Na Uy.

Viện Nghiên cứu Địa cực ở thành phố Thượng Hải của Trung Quốc đào tạo các nhà khoa học chuyên sâu về Bắc Cực, trong khi nước này đang đóng mới một tàu phá băng dài 120m, với sự giúp đỡ của Phần Lan.

Đến nay, tàu phá băng Tuyết Long tới khu vực Bắc Cực năm lần, lần cuối là vào mùa hè năm 2012, khi tàu đi Iceland qua Bắc Cực tới eo biển Bering. Khi tàu vào vùng biển Spitsbergen, lực lượng bảo vệ bờ biển Na Uy có mặt tại đó để canh chừng, khác hẳn vụ việc năm 1999.

“Trung Quốc đổ nhiều tiền của nghiên cứu Nam Cực hơn là Bắc Cực”, ông Lunde nói. Hiện nay, Hệ thống Hiệp ước Nam Cực cấm sử dụng tài nguyên thiên nhiên của khu vực này, nhưng lệnh cấm có thể được dỡ bỏ trong những thập kỷ tới. “Có thể Trung Quốc đang chuẩn bị. Họ rất giỏi lập kế hoạch dài hạn”, ông Lunde nhận định.

Phương Anh

Theo Spiegel Online, China Daily, AP, DPA

biến đổi khí hậu quan tâm thiên nhiên gia chính sách quản lý trung quốc khai thác

UNDP hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai

nông thôn thiên tai biến đổi khí hậu phát triển khí hậu rủi ro thiên tai nông nghiệp

QĐND – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 96/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt dự án “Nâng cao năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, giai đoạn 2”.

QĐND – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 96/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt dự án “Nâng cao năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, giai đoạn 2”.

Dự án do Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tài trợ, được thực hiện tại Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố khác, thời gian thực hiện dự án từ tháng 10-2012 đến 12-2016. Tổng kinh phí dành cho dự án là 4,95 triệu USD, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 4,7 triệu USD. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án hướng tới mục tiêu dài hạn là xây dựng và theo dõi việc thực hiện chiến lược, cơ chế và nguồn lực đa ngành để hỗ trợ thực hiện các thỏa thuận đa phương và đề xuất các giải pháp hiệu quả cho giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

2255115320130127211957640.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong mục tiêu ngắn hạn đến cuối năm 2016, dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão các tỉnh và các cơ quan liên quan ở các địa phương vùng dự án. Đặc biệt là tăng cường công tác ứng phó với thiên tai và ứng dụng hiệu quả các biện pháp hồi phục sớm trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

PHÚC THÁI

rủi ro thiên tai phát triển khí hậu nông thôn biến đổi khí hậu thiên tai nông nghiệp

Giao lưu trực tuyến: Chọn ngành dễ kiếm việc

công nhân học bổng nghề nghiệp thiết bị quyết định tphcm doanh nghiệp sản xuất triển khai công an doanh nghiệp lao động gia biến đổi khí hậu kinh doanh kiến trúc hình thức khoa học trang thiết bị tài chính đào tạo liên kết nhà nước bão nền kinh tế kỹ năng thay đổi công nghệ thông tin đường sắt ngân hàng việt nam nhà máy năng lượng kinh tế nguyễn phú trọng học sinh môi trường thành công công trình chuyên môn mức thu nhập việc làm kế hoạch trực tuyến tương lai nhu cầu kỹ thuật lĩnh vực tài chính sức khỏe công nghệ quốc tế phát triển tuyển dụng ngành y quan tâm máy tính tạm ứng kết quả sinh viên khám chữa bệnh công ty thông tin xí nghiệp cơ chế hoạt động xây dựng giao thông thông tư kiến thức kế toán hạt nhân kinh nghiệm chính sách bệnh viện quản lý tài chính quan trọng nhật bản đồng nai khó khăn giao thông đường bộ tôn đức thắng tuyển sinh giấy chứng nhận người lao động lựa chọn

(NLĐO) – Chương trình “Đưa trường học đến thí sinh năm 2013” tiếp tục buổi giao lưu trực tuyến thứ 3 với chủ đề “Chọn ngành theo nhu cầu xã hội”, do Báo Người Lao Động phối hợp với Trường ĐH Lạc Hồng tổ chức vào 8 giờ 30 sáng nay, 26-1.

Tham gia buổi giao lưu có:

– TS Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM

– TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác Sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM

– TS Phan Ngọc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân Hàng

– Ths Hồ Viễn Phương, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Lạc Hồng

– ThS Trần Thiện Lưu, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM

DSC3399_50728.jpg

Thầy Quang cho tôi hỏi, con tôi dự định thi ngành hóa của trường thầy, cháu có điểm trung bình các môn thi trên 8, với học lực đó khả năng đậu có cao không? Sinh viên ngành hóa của trường thầy tìm việc có dễ không? Có khoảng bao nhiêu % các cháu sinh viên học ngành hóa không tìm được việc hay không làm đúng nghề đào tạo hả thầy? Cảm ơn thầy!

đoàn mạnh hùng – doan_hung43@yahoo.com – 45 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

thayLuu5f192_c0ad9.jpg

Với điểm trung bình các môn trên 8, cháu là học sinh giỏi. Ngành hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có điểm chuẩn khối A hàng năm khoảng 16, 17. Từ năm 2012 và năm nay trường tuyển thêm khối B. Học sinh khá các môn thuộc khối A hoặc B có thể trúng tuyển ngành này. Sinh viên tốt nghiệp ngành hóa có nhiều cơ hội làm việc trong các viện nghiên cứu, cơ quan doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan đến hóa chất, ngoài ra còn còn có thể hội nhập và thích ứng nhanh chóng với những ngành nghề mang tính ứng dụng thực tiễn như dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm hoặc các lĩnh vực khoa học có liên quan khác như công nghệ sinh học, môi trường, địa chất, vật liệu.

Hầu hết sinh viên có việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến kiến thức được đào tạo tại trường. Nhiều em thành đạt với trình độ và chức trách ca o trong và ngoài nước.

Trường ĐH Lạc Hồng có cơ sở ở TPHCM không ạ? Nhà em ở Sài Gòn thì phải làm thế nào?

Mai Trang – Thegioilaky@yahoo.com

thayphuong_8332f.jpg

Ths Hồ Viễn Phương:

Chào bạn!

Trường ĐH Lạc Hồng không có cơ sở tại TPHCM. Trường chỉ có duy nhất cơ sở tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Xin hỏi cô Mai, nên chọn ngành theo nhu cầu xã hội hay chọn theo sở thích? Em thấy nhu cầu xã hội thay đổi thường xuyên, sao có thể theo kịp được hả cô? Hơn nữa làm sao nói về nhu cầu nhân lực 4 năm sau? Cô tư vấn giúp em! Cảm ơn cô!

Tú Trinh – trinhvnn@yahoo.com – 18 tuổi

TS Lê Thị Thanh Mai:

Em thân mến,

Câu hỏi của em rất hay. Cô giả sử một ngành xã hội có nhu cầu nhưng mình không thích, không có khả năng thì làm sao có thể làm việc tốt được, giống như một cây nếu đặt vào môi trường sống khác thường, cây không thể phát triển tốt, ra hoa, kết trái như đặt trong môi trường phù hợp với cây. Điều đó có nghĩa là sẽ lý tưởng nhất nếu mình chọn ngành mà nhu cầu xã hội cần và bản thân mình cũng đam mê và có khả năng với ngành nghề đó.

Đúng là xã hội thay đổi, nền kinh tế phát triển, nhiều ngành nghề mới, nhiều vị trí tuyển dụng mới xuất hiện, vì vậy các trường đại học, cao đẳng hiện nay cũng đã chuyển phương thức đào tạo, trong đó, chú trọng đến trang bị kỹ năng cơ bản giúp sinh viên thích ứng với sự thay đổi đó. Hơn thế nữa, học một ngành có thể ra làm nhiều vị trí việc làm khác nhau và ngược lại cũng có nhiều con đường, nhiều ngành học liên quan để giúp ta đến với một nghề nào đó. Vì vậy, không nên quá bị bó buộc vào một ngành học nào đó. Điều quan trọng là phải chọn ngành thật sự phù hợp với sở thích nghề nghiệp và năng lực bản thân. Nếu trúng tuyển ĐH, CĐ, chỉ là bắt đầu của quá trình chuẩn bị lập nghiệp. Để thành công, sinh viên phải lập kế hoạch lâu dài hơn và cũng khó hơn so với kế hoạch học tập sau THPT của mình.

Em có thể tìm hiểu thêm thông tin về định hướng nguồn nhân lực của Việt Nam, của địa phương hoặc tham khảo thêm tại trang web: career.vnuhcm.edu.vn, career.edu.vn để có sự chọn lựa tốt nhất.

Mến chúc em thành công.

Thưa thầy, học ngành nào ở Trường ĐH Giao thông Vận tải dễ xin việc nhất ạ?

Nguyên My – Binhyenchoem@yahoo.com

kimquang_ced37.jpg

ThS Trần Thiện Lưu:

Nhu cầu xã hội rất cần nhiều ngành, nghề khác nhau. Ngành nghề bạn lựa chọn hôm nay, 3 – 5 năm sau nhu cầu cũng có thể thay đổi. Một điều chắc chắn rằng với kết quả học tập, nghiên cứu cao thì cơ hội việc làm dù ở bất kỳ thời gian nào, ngành nghề nào cũng rất tốt. Để có kết quả cao, điều quan trọng bây giờ bạn phải lựa chọn ngành nghề cho thật phù hợp với khả năng của bản thân.

Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, có nhiều cơ hội để bạn tham khảo lựa chọn với nhiều ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt. Ở đó bao gồm nhiều ngành kỹ thuật cũng như các ngành kinh tế có liên quan đến lĩnh vực GTVT để bạn lựa chọn; thông tin chi tiết bạn có thể xem tại http://www.hcmutrans.edu.vn Chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn và thành công.

Kính thưa ThS Hồ Viễn Phương, tôi muốn biết thêm một số thông tin về Khoa Dược của Trường Đại học Lạc Hồng như chỉ tiêu tuyển sinh của năm nay và điểm chuẩn vào trường của năm trước? Ngành này học trong mấy năm và có nhiều cơ hội tìm việc làm cho một dược sĩ đại học không? Xin nhờ thầy tư vấn giúp. Xin cảm ơn thầy!

Nguyễn Thị Phương – phuongnguyen_60@yahoo.com – 52 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Dược học (dược sĩ trình độ đại học) là ngành đào tạo mới của Trường ĐH Lạc Hồng và bắt đầu tuyển sinh trong năm 2013. Ngành này thi hai khối A và B với chỉ tiêu là 150 sinh viên. Điểm trúng tuyển sẽ được xác định tùy theo số lượng sinh viên tham gia thi vào ngành này.

Về cơ hội việc làm thì có thể nói đây là ngành học dễ tìm việc ở các bệnh viện, trạm y tế, trung tâm sức khỏe hoặc có thể mở nhà thuốc để kinh doanh cá nhân… Cũng xin nói thêm, ở khu vực Đông Nam Bộ, ngoài Trường Đại học Y Dược TPHCM thì chỉ có ĐH Lạc Hồng đào tạo dược sĩ ở trình độ đại học.

Chương trình tiên tiến của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên là chương trình gì ạ? Điều kiện để được học? Nó khác chương trình thông thường như thế nào?

Vinh My – Aithemnhoanh@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Chương trình tiên tiến ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM đào tạo theo chương trình của ĐH Portland – Hoa Kỳ, giảng dạy bằng tiếng Anh. Tuyển sinh: Thí sinh tuyển thẳng hoặc trúng tuyển nguyện vọng 1 các ngành thuộc khối thi A hoặc A1 và có tổng điểm thi >= điểm chuẩn của nhóm ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH KHTN. Thí sinh có chứng chỉ điểm TOEFL iBT > 45 hoặc IELTS > 5,0 không dự kiểm tra tiếng Anh. Thí sinh khác dự kiểm tra tiếng Anh do trường tổ chức, đạt được TOEFL PBT > 400 được đưa vào diện xét tuyển. Học phí trọn khóa khoảng 126.000.000 VNĐ (6.000 USD). Em có thể tham khảo trên website: http://www.apcs.hcmus.edu.vn

Trường ĐH Giao thông Vận tải xét tuyển những ngành nào? Điều kiện xét tuyển là gì?

Mai Trang – Trangmai@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Tại Trường ĐH GTVT TPHCM, năm nay cũng như các năm trước, trường tổ chức thi tuyển theo hình thức 3 chung của Bộ GD-ĐT. Năm 2013, ngoài khối thi A, trường còn tổ chức thi thêm khối A1. Điểm chuẩn tại trường được xác định tùy theo nhóm ngành, ngành và chuyên ngành. Về thông tin ngành, chuyên ngành cũng như điểm chuẩn cụ thể, bạn có thể xem thêm tại website trường http://www.hcmutrans.edu.vn

Chào bạn!

Cho em hỏi Truờng ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM ngành công nghệ vật liệu học gì và ra trường làm ở đâu?

vũ văn việt – tranvuhoi@yahoo.com – 18 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tuyển sinh khối A, B ngành khoa học vật liệu. Đây là ngành khoa học và công nghệ tiên tiến, bao gồm: các hợp kim đặc dụng; gốm kỹ thuật; vật liệu polymer, composite và nanocomposite; vật liệu quang; vật liệu bền cơ – nhiệt; vật liệu bán dẫn; vật liệu từ, vật liệu y sinh; vật liệu photonics…Đặc biệt là các vật liệu ở dạng màng mỏng và các vật liệu có cấu trúc nano.

Nhân lực được đào tạo trong lĩnh vực này sẽ có rất nhiều cơ hội tìm được những công việc làm phù hợp với chuyên môn như: các hãng kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghệ cao… có những hoạt động liên quan đến tư vấn, nghiên cứu và ứng dụng chế tạo các loại vật liệu, đặc biệt là vật liệu kỹ thuật cao. Ngoài ra, các cử nhân có thể giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…

Em đang học năm thứ nhất ngành tài chính ngân hàng ở một trường dân lập. Nay em muốn thi vào ngành này ở Trường ĐH Ngân hàng và nếu đậu thì em có được miễn một số tín chỉ đã học không?

Minh Vu – Motmaithucgiac@yahoo.com

ongminh_f2b74.jpg

TS Phan Ngọc Minh:

Không có quy định nào về việc miễn giảm này em ạ. Tuy nhiên, khi vào trường, em có thể làm đơn để nhà trường xem xét.

Em nghe nói năm nay Trường Đại học Lạc Hồng có mở ngành dược, em muốn biết trường mới mở ngành mới vậy thì giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm không? Em sợ mới mở ngành thì chất lượng không tốt, có thể tư vấn thêm giúp em được không ạ? Em cảm ơn nhiều!

Trình Minh Thư – 17 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Điều quan tâm của bạn đã được Ban giám hiệu nghĩ đến ngay từ ngày đầu tiên xin mở ngành dược. Nhà trường có thể trả lời bạn một số ý sau: Thứ nhất là về chương trình đào tạo, nhà trường biên soạn chương trình đào tạo theo đúng chương trình khung của Bộ GD-ĐT, đã được Bộ Y tế đồng ý và đồng thời được ĐH Y Dược TPHCM thẩm định về chuyên môn. Thứ hai về đội ngũ giảng viên, nhà trường đã có được một đội ngũ giảng viên cơ hữu ban đầu đủ để đào tạo cho ngành, đồng thời mời thêm một số giảng viên đến từ ĐH Y Dược TPHCM. Thứ ba là cơ sở vật chất, hiện tại nhà trường đã xây dựng và đầu tư hoàn chỉnh các phòng thí nghiệm tiện nghi và đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho ngành dược.

Chúng tôi tin tưởng rằng với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, trong tương lai ngành dược cũng sẽ là thế mạnh của Trường ĐH Lạc Hồng.

Năm nay tôi có con thi ĐH nhưng tôi cũng chưa biết tư vấn cho con chọn ngành gì để vài năm tới ra trường dễ kiếm việc. Ngành ngân Hàng, CNTT giờ đã bão hòa và khó có việc. Học lực con tôi thuộc loại trung bình, cháu thích các ngành về kỹ thuật hơn. Nhờ thầy cô tư vấn giúp nên chọn ngành gì phù hợp. Cám ơn nhiều!

Trần Minh Tuấn – 50 tuổi

comai_dc981.jpg

TS Lê Thị Thanh Mai:

Chào quý phụ huynh,

Theo tôi, quý phụ huynh có thể đặt các câu hỏi để thử xem cháu thích gì, quan tâm đến việc làm gì. Phụ huynh có thể nói chính là người hiểu rõ khả năng, sở trường của con mình nhất với kinh nghiệm sống của bản thân, Quý phụ huynh có thể đánh giá sơ bộ về mức độ phù hợp của bản thân với những ngành, nghề hay việc làm mà cháu thích. Nếu khó khăn trong việc này, quý phụ huynh có thể cho cháu làm thử trắc nghiệm để tham khảo bản thân cháu phù hợp với nghề nghiệp nào trên trang career.vnuhcm.edu.vn.

Bước tiếp theo, hướng dẫn cháu để làm những việc đó, nghề đó, cháu nên học ngành nào và ở những trường nào. Mỗi trường có khối thi tuyển, mức điểm chuẩn khác nhau. Vì vậy, cân nhắc sức học của cháu ở khối thi tương ứng, đưa ra một số ngành học phù hợp và có thể giải thích chi tiết hơn nhằm giúp cháu có nhiều thông tin hơn để chính bản thân các cháu là người quyết định sau cùng về hướng đi của mình.

Nhiều cháu cũng không tiếp thu ngay, khi đó, ta cũng không nên tạo áp lực cho các cháu mà nên để các cháu tập trung việc học hành và dành những thời gian vui vẻ nhất tiếp tục chia sẻ thêm với cháu.

Hệ CĐ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM có những ngành nào? Xét tuyển hay thi tuyển?

Nguyen Anh – Anhnguyen@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển sinh cao đẳng ngành công nghệ thông tin khối A và A1 với chỉ tiêu 700. Trường tuyển sinh nguyện vọng 1 kỳ thi đại học diễn ra vào ngày 4, 5-7 với điểm chuẩn xấp xỉ điểm sàn cho cao đẳng và tuyển nguyện vọng bổ sung từ kết quả thi đại học cùng khối thi.

Trường ĐH Ngân hàng có tuyển sinh liên thông không?

Minh Vu – Motmaithucgiac@yahoo.com

TS Phan Ngọc Minh:

Trường ĐH Ngân hàng có tuyển sinh liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành tài chính ngân hàng.

Truờng ĐH Ngân hàng có hệ cao đẳng không ạ?

Mai Trang – Thegioilaky@yahoo.com

TS Phan Ngọc Minh:

Năm nay, trường vẫn còn tuyển sinh hệ cao đẳng. Thí sinh dự thi cao đẳng trực tiếp theo đề thi chung đại học hoặc được xét tuyển NV2 (nếu NV1 chưa đủ) đối với các thí sinh thi đề thi đại học khối A, A1. Năm 2012, điểm trúng tuyển trực tiếp là 14, điểm xét tuyển là 16.

Xin chào thầy Phương (Trường Đại học Lạc Hồng). Tôi nghe nói Trường Đại học Lạc Hồng ở học kỳ cuối, sinh viên phải đi lao động thực tế tại các công ty. Xin thầy nói rõ qui trình đó được không ạ? Xin cám ơn!

Trần Tùng Linh – tunglinh@yahoo.com – 18 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Tại Trường ĐH Lạc Hồng, sau thời gian học tập từ 3,5 đến 4 năm (tùy ngành), các sinh viên sẽ được nhà trường bố trí thực tập thực tế 6 tháng tại các công ty, doanh nghiệp ở các khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng tàu. Trong quá trình thực tập, các bạn sẽ được công ty bố trí đúng chuyên môn của mình. Tại đây, các bạn sẽ có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, học hỏi thêm chuyên môn cũng như kỹ năng sống.

Không những được thực tập, khá nhiều công ty còn trả lương cho sinh viên, mức lương dao động từ 2-4 triệu đồng/tháng. Nếu các bạn hoàn thành tốt công việc được giao, nhiều công ty còn ký hợp đồng trước thời hạn để nhận các bạn là nhân viên chính thức. Trong 15 năm qua, sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay là một trong nhiều công tác thành công nhất của Trường ĐH Lạc Hồng.

Ngành kiểm toán tìm việc làm khi ra trường có dễ dàng không ạ?

Nguyen Phu Hai Dang – Nguyenphuhaidang@gmail.com – 17 tuổi

TS Phan Ngọc Minh:

Cũng khá dễ. Em có thể vào làm việc ở ngân hàng, các công ty kiểm toán hoặc các doanh nghiệp ở bộ phận quản trị tài chính. Tất nhiên học khá giỏi là một lợi thế.

Em cũng muốn hỏi thầy Quang ngành địa chất dầu khí học ở trường nào? Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có đào tạo không, điểm chuẩn cao không ạ?

Hoàng Phương – beyeucua3@yahoo.com – 18 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Trong miền Nam, ngành địa chất dầu khí được đào tạo ở một số trường như Đại học Dầu khí ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở TPHCM, có tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Bách khoa. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đào tạo chuyên ngành này ở khoa địa chất. Ngành địa chất tuyển sinh khối thi A và B, điểm chuẩn năm 2012 khối A là 14,5, khối B là 16,5.

Ngành kiểm toán dễ tìm việc làm khi ra trường không ạ?

Nguyen Phu Hai Dang – Nguyenphuhaidang@gmail.com – 17 tuổi

TS Phan Ngọc Minh:

Cũng không khó tìm việc làm lắm vì nhiều ngành vẫn cần nghề kiểm toán, cụ thể như các ngân hàng, công ty chứng khoán, các công ty (bộ phận quản lý tài chính), đặc biệt các công ty kiểm toán hoặc kiểm toán nhà nước.

Trường Giao thông Vận tải có tuyển sinh liên thông không? Em đang học trung cấp nghề thì có thể học liên thông ở trường không?

Trang – Maithanh@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM ngoài tuyển sinh ĐH, CĐ còn có tuyển sinh hệ liên thông, văn bằng 2. Hệ liên thông tại trường chỉ đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học. Trường không tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp nghề.

Chào bạn.

Xin cô Mai cho em biết những thay đổi về đối tượng ưu tiên năm nay cụ thể như thế nào ạ?

Trang – Maithanh@yahoo.com

TS Lê Thị Thanh Mai:

Kính chào quý phụ huynh,

Về cơ bản, năm nay không có thay đổi gì về các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh. Theo Quy chế tuyển sinh năm 2012, các đối tượng ưu tiên bao gồm:

a) Nhóm ưu tiên 1 (UT1) gồm các đối tượng:

– Đối tượng 1: Công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.

– Đối tượng 2: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen.

– Đối tượng 03:

+ Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”;

+ Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại khu vực 1;

+ Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;

+ Quân nhân, công an nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đã xuất ngũ có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;

– Đối tượng 04:

+ Con liệt sĩ ;

+ Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;

+ Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;

+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên ” ;

+ Con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động.

+ Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 hoặc con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 .

+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

b) Nhóm ưu tiên 2 (UT2) gồm các đối tượng:

– Đối tượng 05:

+ Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;

+ Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 18 tháng không ở khu vực 1;

– Đối tượng 06:

+ Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;

+ Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;

+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% ” ;

– Đối tượng 07:

+ Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

+ Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm;

+ Y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dược sĩ trung cấp đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành y, dược.

Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên đối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành dự thi là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi.

Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.

Riêng năm 2013, có một số điều chỉnh nhỏ trong chính sách xây dựng điểm trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Chào thầy Hồ Viễn Phương! Em muốn biết một số thông tin về khoa cơ điện của nhà trường như chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn? Khi vào học tại trường, em có thể tham gia vào Câu lạc bộ Robocon của trường không ạ?

Đức Toàn – chetran@gmail.com – 18 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Khoa Cơ Điện được thành lập năm 1999 với 2 ngành đào tạo, đó là công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và công nghệ kỹ thuật điện – điện tử. Hàng năm, mỗi ngành tuyển sinh khoảng 150 sinh viên với điểm trúng tuyển là từ mốc điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

Có thể nói, robocon là một trong những sân chơi thế mạnh của Trường ĐH Lạc Hồng trong các năm qua, cụ thể là vô địch 3 năm liền 2010, 2011 và 2012 cuộc thi robocon Việt Nam. Đến học tại trường, các sinh viên hoàn toàn có thể tham gia robocon, cho dù bạn là sinh viên năm 1 hay năm 4. Tại sân chơi này, bạn sẽ thể hiện được sự sáng tạo tương ứng với đề thi của từng năm, ứng dụng các công nghệ lập trình, điện tử, vi mạch, truyền động vào robot của mình. Các ngành công nghệ tại ĐH Lạc Hồng được đầu tư bài bản và hoàn chỉnh để sinh viên ra trường có thể hòa nhập ngay với thị trường sản xuất. Bạn có thể tham khảo qua thông tin của khoa Cơ Điện tại link sau:

http://codien.lhu.edu.vn/

Thầy Quang ơi! Xin thầy cho em biết năm nay trường có những ngành học nào mới? Thông tin về những ngành đó ạ?

Hùng Hậu – Quangthanh@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Năm 2012, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển thêm ngành mới là kỹ thuật hạt nhân bên cạnh các ngành khoa học cơ bản như toán, lý, hóa, sinh, địa chất… và các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử truyền thông, khoa học vật liệu, công nghệ kỹ thuật môi trường… Năm nay, trường tuyển các ngành với chỉ tiêu như năm 2012. Em tham khảo thêm trên website của trường: http://www.hcmus.edu.vn

– Trường nào ở phía Nam tuyển sinh ngành hóa dầu, thi khối nào?

Hoàng Văn Thu – hoangthu61@g.mail.com – 51 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Ở phía Nam, một số trường có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành liên quan đến hóa dầu là ĐH Dầu khí ở Bà Rịa-Vũng Tàu, ngành công nghệ hóa của Trường ĐH Bách khoa thi khối A, A1 và ngành hóa học của ĐH Khoa học Tự nhiên thi khối A, B.

Truờng ĐH Ngân hàng có tuyển hệ CĐ không, điểm chuẩn có cao không ạ? Sức học thế nào thì có thể thi vào trường mà đậu ạ?

lê thị phương hiền – hienphuong45@yahoo.com – 18 tuổi

TS Phan Ngọc Minh:

Trường có tuyển hệ cao đẳng. Điểm chuẩn thi trực tiếp theo đề thi đại học năm 2011 là 13, 2012 là 14. Nếu sức học của em là trung bình khá thì sẽ có nhiều cơ hội.

Trường ĐH Giao thông Vận tải có mấy cơ sở? Có ký túc xá cho sinh viên ở xa không?

Minh Vu – Motmaithucgiac@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM đóng trên địa bàn TPHCM. Cơ sở chính tại quận Bình Thạnh; ký túc xá của trường đóng tại quận 2, nơi đây có khả năng đáp ứng chỗ ở cho hơn 1500 sinh viên. Ngoài ra, trường còn có một sơ sở tại quận 12 với công năng là khu thực hành, thí nghiệm cơ khí, máy tàu thủy và khu giảng đường. Hiện nay, trường đang triển khai dự án xây dựng ký túc xá nữa tại cơ sở quận 12. Như vậy, nhu cầu chỗ ở cho SV các tỉnh xa về trường học tập là khá đầy đủ với các điều kiện tốt về cơ sở vật chất và tiện nghi.

Chào bạn.

Ngành kỹ thuật hạt nhân là học gì ạ? Ngành này chắc là thất nghiệp vì hạt nhân ở Việt Nam còn xa lạ quá phải không thầy?

vũ văn việt – tranvuhoi@yahoo.com – 18 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Ngành kỹ thuật hạt nhân ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tuyển sinh theo nhu cầu phát triển xã hội. Ngành này đào tạo chuyên môn về lý thuyết và có năng lưc thực hành cao, ứng dụng về kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác trong y học, công nghiệp, nông nghiệp, sinh học và năng lượng hạt nhân. Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc trong các Viện nghiên cứu khoa học, sở Khoa học và Công nghệ, bệnh viện, lò phản ứng hạt nhân; nhà máy điện hạt nhân; trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân; sở Tài nguyên và Môi trường; có khả năng giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học. Các chuyên ngành: Kỹ thuật hạt nhân, năng lượng và điện hạt nhân, vật lý y khoa.

Trường ĐH Ngân hàng năm nay có giảm chỉ tiêu kinh tế không? Có phải chỉ tiêu giảm thì điểm chuẩn sẽ tăng không? Em định thi ngành tài chính ngân hàng nhưng nghe nói ra trường sẽ thất nghiệp, vậy có nên chọn hay không?

Hoàng Phương – beyeucua3@yahoo.com – 18 tuổi

TS Phan Ngọc Minh:

Chỉ tiêu trường đăng ký với Bộ không giảm, năm 2012 là 550, năm 2013 là 600 đối với ngành tài chính-ngân hàng. Điểm chuẩn thường phụ thuộc vào tỉ lệ chọi và chất lượng thí sinh dự thi (số lượng thí sinh khá giỏi nhiều hay ít). Em cứ học khá giỏi từ những trường đào tạo có uy tín thì lo gì thất nghiệp.

Thầy Quang cho em biết những năm trước đây, ngành nào của trường mình có điểm chuẩn cao nhất?

Hùng Hậu – Quangthanh@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Hai ngành thường có điểm chuẩn cao nhất là công nghệ sinh học (khối B khoảng 20, 21) và ngành công nghệ thông tin (khối A khoảng 17, 18).

Em ở Đồng Nai và học lực trung bình nên muốn học cao đẳng nghề. Xin cho em biết ĐH Lạc Hồng có đào tạo cao đẳng nghề không?

Trần Văn Giàu – tvgiau19@yahoo.com.vn – 19 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Với học lực trung bình thì cơ hội bạn trúng tuyển vào đại học hoặc cao đẳng là vẫn có thể. Tuy nhiên, nếu may mắn chưa mỉm cười thì bạn vẫn còn một con đường đó là hệ đào tạo cao đẳng nghề. Hệ này chỉ xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT với thời gian học là 2,5 năm. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề, các bạn có thể liên thông lên đại học chính quy với thời gian 2 năm, như vậy sau 4,5 năm các bạn cũng sẽ cầm trên tay tấm bằng đại học chính quy.

Với hệ đào tạo cao đẳng nghề, Trường ĐH Lạc Hồng tuyển sinh 7 nghề: công nghệ thông tin; điện công nghiệp; cơ điện tử; kỹ thuật xây dựng; kế toán doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp và tiếng Anh thương mại. Một doanh nhân đã từng nói, “để đến với mục đích của cuộc đời, không nhất thiết phải đi đường thẳng”.

DSC3382_f1519.jpg

Khoa Ngân hàng quốc tế của Trường ĐH Ngân hàng năm trước có điểm chuẩn là bao nhiêu ạ? Em không giỏi ngoại ngữ, vậy có nên thi vào khoa này không ạ?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

TS Phan Ngọc Minh:

Khoa Ngân hàng quốc tế lấy điểm chuẩn theo ngành. Năm 2012 điểm chuẩn vào ngành tài chính-ngân hàng của khoa là 19,5 điểm. Em chưa khá ngoại ngữ thì cố gắng học thêm ở trong trường hoặc tại các trung tâm ở năm 1, năm 2 để năm 3, 4 vào học các môn học chuyên ngành. Mặt khác, trường nào và ngành nào bây giờ cũng đều yêu cầu chuẩn đầu ra theo TOEIC (với Trường ĐH Ngân hàng là 530).

Khoa Kinh tế vận tải ở Trường ĐH Giao thông Vận tải là học về cái gì ạ? Nó khác gì ngành kinh tế ở các trường kinh tế như thế nào?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Chào bạn!

Khối ngành kinh tế tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM bao gồm: Ngành kinh tế xây dựng (chuyên ngành kinh tế xây dựng và chuyên ngành quản lý dự án xây dựng), ngành khai thác vận tải (chuyên ngành quản trị logistic và vận tải đa phương thức), ngành kinh tế vận tải (chuyên ngành kinh tế vận tải biển).

Khối ngành kinh tế của trường khá đặc thù, đều là những ngành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực giao thông vận tải. Ngoài các kiến thức về kinh tế nói chung, sinh viên các chuyên ngành này được trang bị nhiều kiến thức kỹ thuật ngành có liên quan.

Thưa thầy Hồ Viễn Phương! Thầy cho em hỏi Trường ĐH Lạc Hồng có tuyển sinh ngành xây dựng không? Hiện tại trường đang đào tạo những hệ gì ở ngành này? Em xin chân thành cảm ơn!

Minh Châu – 18 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Trường ĐH Lạc Hồng đang đào tạo 2 ngành liên quan đến xây dựng, đó là xây dựng dân dụng công nghiệp và xây dựng cầu đường. Với 2 ngành này, nhà trường đang đào tạo hệ đại học, liên thông và văn bằng 2. Với nhu cầu phát triển xây dựng như hiện nay, có thể nói lựa chọn ngành học ở lĩnh vực xây dựng là cần thiết. Bạn có thể tham khảo qua website của khoa theo link sau: http://kc.lhu.edu.vn/

Ngành công nghệ hạt nhân là ngành học về hạt nhân ạ? Học xong thì làm ở đâu ạ? Điểm chuẩn dự kiến của ngành này?

Minh Thy – Thuyninh@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Tên ngành đào tạo là kỹ thuật hạt nhân. Ngành này đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn về lý thuyết và có năng lưc thực hành cao, ứng dụng vững vàng về kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác. Cử nhân kỹ thuật hạt nhân có khả năng nghiên cứu độc lập, nghiên cứu theo nhóm, giải quyết trọn vẹn các vấn đề về kỹ thuật hạt nhân, các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y học, công nghiệp, nông nghiệp, sinh học và năng lượng hạt nhân; có khả năng tiếp cận, sử dụng cũng như nghiên cứu cơ chế hoạt động của những thiết bị tiên tiến nhất, hiện đại nhất; có khả năng nghiên cứu, áp dụng những kỹ thuật hạt nhân hiện đại cho khoa học và đời sống. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc trong các Viện Nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ, bệnh viện, lò phản ứng hạt nhân; nhà máy điện hạt nhân; Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân; Sở Tài nguyên và Môi trường; có khả năng giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học. Năm 2012 tuyển sinh khối A, chỉ tiêu 50 với điểm chuẩn 18,5.

Xin hỏi ThS Hồ Viễn Phương (Trường ĐH Lạc Hồng). Thầy cho tôi biết về ngành công nghệ hóa học đang đào tạo tại trường mình. Cơ hôi việc làm của ngành này như thế nào?

cao van du – caovandu2008@yahoo.com – 30 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành này sẽ học các môn như: vẽ kỹ thuật, thí nghiệm hóa hữu cơ, hóa kỹ thuật, cơ học ứng dụng, hóa lý, quá trình và thiết bị, hóa phân tích, thí nghiệm hóa phân tích, tin học trong hóa học, hóa hữu cơ, hóa học vật liệu, công nghệ điện hóa, hóa học các hợp chất cao phân tử, động học xúc tác, hóa học dầu mỏ, các phương pháp phân tích công cụ, công nghệ hóa dầu, vật liệu silicat…

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành công nghệ hóa học sẽ đảm trách công tác tại các nhà máy, xí nghiệp, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ hóa. Kinh tế có thể biến động nhưng các hoạt động công nghệ, sản xuất thì không ngừng vận hành và phát triển, các sản phẩm trong xã hội con người đều có sự tham gia của ngành hóa. Do vậy, công nghệ hóa học là lựa chọn đúng đắn trong thời điểm hiện tại và ĐH Lạc Hồng chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo cho các bạn thí sinh.

Cho em hỏi chương trình liên kết của Trường ĐH Ngân hàng có gì mới? Học phí, học bổng ra sao?

Lê Việt Bách – bachviet@yahoo.com – 18 tuổi

TS Phan Ngọc Minh:

Hiện nay, trường có các chương trình liên kết quốc tế với Đại học Bolton (Anh quốc) ngành kế toán, quản trị kinh doanh, với Đại học Tây Bắc (Thụy Sĩ) ngành tài chính-ngân hàng. Chương trình học hoàn toàn của nước ngoài, các giáo sư nước ngoài trực tiếp giảng dạy (giảng viên Việt Nam trợ giảng), văn bằng tốt nghiệp do các trường nói trên cấp. Học phí ước khoảng 7.000-8.000 USD/năm.

Em hỏi thêm là em muốn thi vào ngành đường sắt metro thì sau này làm gì? Hiện nay Việt Nam chưa có đường sắt cao tốc mà thầy.

Gia Bao – giadinhtri@yahoo.com – 18 tuổi

ThS Trần Thiện Lưu:

Chào em!

Chuyên ngành xây dựng đường sắt – metro là chuyên ngành khá mới và đặc thù tại trường; hiện đã có khóa kỹ sư tốt nghiệp. Kỹ sư chuyên ngành này đảm nhận được công việc tại các cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà nước, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công công trình đường sắt, hầm đường sắt và thế mạnh là hệ thống đường sắt, metro tại các đô thị. Hiện TPHCM và Hà Nội đang triển khai các dự án đường sắt đô thị. TP Đà Nẵng cũng đã xem xét đến các dự án đường sắt metro. Do đó, nhu cầu chuyên ngành này hiện tại và tương lai là tương đối cao.

Cho em hỏi học ở Lạc Hồng ra trường em có dễ kiếm việc làm không? Có thể học lên được nữa không?

Trần Văn Giàu – tvgiau19@yahoo.com.vn – 19 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Ở Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng là trường thành lập lâu đời nhất – 15 năm. Ở khu vực Đông Nam Bộ, ĐH Lạc Hồng đã dần khẳng định giá trị thương hiệu. Đối với hơn hàng nghìn doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM, Lạc Hồng đã là nơi cung ứng nhân lực tin cậy. Theo thống kê, 98% sinh viên sau khi thi tốt nghiệp được 1 tháng đã hoàn toàn có việc làm; 2% còn lại học tiếp cao học ở nhà trường với 4 ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, kế toán và tài chính – ngân hàng.

Trường ĐH Ngân hàng có các chương trình liên kết nào ạ?

Trinh Ngô – khangnguyen@yahoo.com

TS Phan Ngọc Minh:

Chào em!

Trường ĐH Ngân hàng có các chương trình liên kết quốc tế sau đây:

– Chương trình cử nhân ngành kế toán và quản trị kinh doanh (3,5 năm) với Đại học Bolton – Anh quốc

Học phí cho cả khóa học khoảng 300 triệu, học tại TPHCM

– Chương trình thạc sĩ ngành tài chính-ngân hàng với Đại học Northwest Thụy Sĩ (2 năm). Học phí trọn khóa ước khoảng 250 triệu.

Trường ĐH Lạc Hồng thi tuyển hay xét tuyển?

Trang – Maithanh@yahoo.com

Ths Hồ Viễn Phương:

Trường ĐH Lạc Hồng tổ chức thi tuyển theo mốc thời gian của Bộ GD-ĐT. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, nhà trường sẽ tiến hành xét tuyển thêm các nguyện vọng bổ sung từ ngày 20-8 đến 30-10 của năm học 2013 này.

Chào quý thầy cô! Con tôi có sở thích tìm ngành học mà sau này ra trường làm việc ở môi trường năng động, dễ dàng tìm việc. Cháu học lực khá, dự tính thi vào khối A1, D. Nhờ quý thầy cô tư vấn giúp dùm thi vào trường nào để trúng tuyển với mức điểm 15,16. Chân thành cám ơn!

Nguyễn Thị Kim Chi – kim.chi@qmico.com – 44 tuổi

TS Lê Thị Thanh Mai:

Kính chào quý phụ huynh,

Nếu thích làm việc ở môi trường năng động, cháu có thể chọn học các ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh-quản lý, ví dụ như: q ủan trị kinh doanh , q ủan trị dịch vụ du lịch và lữ hành , q ủan trị khách sạn , q ủan trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, m arketing, b ất động sản, k inh doanh quốc tế, k inh doanh thương mại, quản trị nhân lực… Các ngành này chủ yếu tuyển sinh khối A, A1, D1. Mỗi ngành học ở mỗi trường đều có mức điểm chuẩn khác nhau, trong đó có những ngành-trường có nhiều cơ hội cho cháu lựa chọn. Quý phụ huynh lưu ý, môi trường năng động cũng luôn đồng hành với nhiều áp lực, nhiều yêu cầu cao trong tuyển dụng, vì vậy, bản thân người học cũng luôn phải năng động, thích ứng.

Thưa thầy Quang, thầy có thể cho em biết ngành hải dương học là ngành đào tạo như thế nào ạ?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Ngành hải dương học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên được tuyển sinh theo nhu cầu đáp ứng nguồn nhân lực trong nghiên cứu, quản lý, ứng dụng tất cả các vấn đề có liên quan đến biển, sông ngòi và khí quyển, trong đó có tương tác biển-khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển.

Ngành đào tạo các chuyên ngành: Hải dương học, khí tượng và thủy văn. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường, các quá trình xói mòn bờ biển, sông và cửa sông, sự xâm nhập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn và lũ lụt, thiên tai, biến đổi khí hậu… Sinh viên có thể làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Viện Hải dương học, các trạm đo, đài khí tượng thủy hải văn, công ty tư vấn môi trường, giảng dạy đại học, cao đẳng và các trường phổ thông trung học.

Cho em hỏi ngành nào mà Đồng Nai cần lao động? Trường ĐH Lạc Hồng đào tạo ngành nào mà các công ty ở Đồng Nai hay tuyển dụng? Em thích học ngành xây dựng mà không rõ xây dựng dân dụng và công nghiệp và xây dựng cầu đường ngành nào cần lao động hơn ạ?

trần nguyễn hà linh – linhhant@yahoo.com – 18 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Đồng Nai với hơn 11.000 công ty, xí nghiệp, hàng năm cần khoảng 7.000-8.000 kỹ sư, cử nhân tương ứng với các ngành nghề từ công nghệ thông tin, điện – điện tử, cơ khí, xây dựng, hóa, cho đến quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính và cả tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn… Với thông tin này có thể thấy rằng nhu cầu nhân lực là phủ đều ở các ngành. Riêng khối ngành xây dựng, ở cả xây dựng dân dụng công nghiệp và xây dựng cầu đường thì nhu cầu tương đương nhau, bởi vì nếu xây nhà mà không xây đường xá, cầu cống thì sẽ không thuận tiện cho giao thông, còn nếu xây đường xá mà không phát triển nhà cửa thì không hiệu quả kinh tế. Tuy có phần chậm lại nhưng có thể thấy xây dựng vẫn là lĩnh vực cần thiết trong nhu cầu phát triển của đất nước.

Kính thưa cô Thanh Mai! Xin cô cho tôi hỏi Đại học Quốc gia, Khoa Y có ngành xét nghiệm sinh học hoặc chẩn đoán hình ảnh không? Con tôi thích ngành y, cháu có học lực khá, cháu thích và học tốt môn sinh. Xin cô tư vấn giúp với học lực chưa thật xuất sắc mà muốn học ngành y thì nên chọn phương án nào cho phù hợp?

Nguyễn Thị Phương – nguyenphuong@gmail.com – 17 tuổi

TS Lê Thị Thanh Mai:

Kính chào quý phụ huynh,

Hiện nay, Khoa Y thuộc ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh một ngành học y đa khoa. Nếu thích học về xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh, quý phụ huynh có thể hướng cháu tìm hiểu thông tin hệ cử nhân của Trường ĐH Y Dược TPHCM. Riêng về xét nghiệm sinh học, có thể tìm hiểu thêm ngành sinh học ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM), ngành công nghệ sinh học của các trường như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc tế…. Tùy theo sức học của cháu đang ở mức nào mà quyết định chọn ngành học nào trong các ngành trên cũng như có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho cháu để có thể trúng tuyển ngay nguyện vọng 1.

Xin các thầy ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho em biết ngành nào của trường mình ra trường có cơ hội việc làm cao nhất?

P.L – Minhkhanh@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Thông thường thí sinh nên chọn ngành học phù hợp với sở thích, sở trường và năng lực của mình để có thể học tập đạt kết quả tốt. Cơ hội nghề nghiệp phụ thuộc năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng, tiếp tục học thêm sau đại học. Tuy nhiên, về đặc điểm ngành nghề hiện nay thì các ngành công nghệ, kỹ thuật có tính ứng dụng cao thường có nhiều cơ hội việc làm đúng chuyên môn hơn. Các ngành khoa học cơ bản lại có ưu điểm về kiến thức cơ bản vững vàng giúp cho sinh viên có thể tiếp thu nhanh, linh hoạt với các biến đổi của các công nghệ kỹ thuật hiện đại và sự biến động của nghề nghiệp, cũng có nhiều sinh viên tốt nghiệp khoa học cơ bản nhờ tư duy khoa học, phương pháp học tập, giải quyết vấn đề lại thành đạt trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh.

DSC3419_ea225.jpg

Trường ĐH Giao thông Vận tải tuyển sinh những khối nào ạ?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Chào bạn!

Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM năm 2013 tuyển sinh theo 2 khối A và A1.

Trường ĐH, CĐ nào ở phía Nam tuyển sinh ngành hóa dầu, thi khối nào? Nếu rớt tuyển sinh thì nộp hồ sơ xét tuyển vào trường ĐH, CĐ nào? Thời gian đào tạo và đầu ra có việc làm tốt không? Khi trúng tuyển ĐH, CĐ có được vay vốn để đi học, có lệ thuộc vào địa phương xét duyệt thuộc diện được vay hay không?

Hoàng Văn Thu – hoangthu61@g.mail.com – 51 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Ở phía Nam, có một số trường đào tạo ngành hoặc chuyên ngành liên quan đến hóa dầu như: ĐH Dầu khí, ĐH Bách khoa tuyển khối A, A1 và ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển khối A và B. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 và điểm thi trên điểm sàn, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào các ĐH, CĐ có tuyển nguyện vọng bổ sung cùng khối thi.

Thời gian đào tạo bậc đại học trung bình là 4 năm. Cơ hội việc làm nói chung là khá cao.

Sinh viên có thể vay vốn để đi học theo quy định hiện hành của Chính phủ và diện chính sách được xét miễn giảm học phí. Ngoài ra còn nhiều chính sách học bổng hỗ trợ cho sinh viên theo học ĐH, CĐ.

Em gái tôi năm nay thi ĐH, em dự định thi vào ngành tâm lý hoặc sư phạm nhưng tôi thấy hiện những ngành này tuy nói là thiếu người nhưng khả năng xin được việc cũng rất hạn chế, thu nhập lại thấp.

Nam phan – namphan84@gmail.com – 25 tuổi

TS Lê Thị Thanh Mai:

Chào anh/chị,

Theo tôi, dù học ngành nào, làm việc gì, nếu mình có đam mê và phù hợp với sở trường thì ta đều có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Hiện nay, nhiều ngành nghề có mức thu nhập không cao và riêng với nghề giáo, hiện nay Nhà nước đã có nhiều chính sách hơn nhằm cải thiện mức sống cho thầy/cô. Các trường đều cân nhắc nhu cầu nhân lực để xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp và người học cũng nên cân nhắc thêm nhu cầu nhân lực tương lai của địa phương mình để quyết định chọn ngành nào, đặc biệt với 2 ngành mà anh/chị vừa đề cập.

Em là học sinh cấp 3 Trường THPT Vĩnh Cửu. Năm nay, em dự tính thi ngành dược tại Trường Đại học Dược TPHCM nhưng em lại rất sợ là sẽ không trúng tuyển thì không học được ngành này. Vậy cho em hỏi là ngoài TPHCM có đào tạo ngành dược thì có trường nào gần nơi em sống có đào tạo ngành này hay không? Em cám ơn.

Hoàng Bá Thanh Nhạc – hoangbathanhnhac1909@yahoo.com – 19 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Trong trường hợp bạn không trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược TPHCM thì có thể xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào ĐH Lạc Hồng, với điều kiện là mức điểm xét tuyển của bạn phải từ điểm sàn trở lên. Năm 2013, ĐH Lạc Hồng tuyển 150 sinh viên ngành dược sĩ đại học ở hai khối A và B. Thời gian học là 5 năm, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng dược sĩ đại học chính quy.

Thưa thầy Quang, em nghe nói các ngành liên quan đến khoa học ra trường rất khó xin việc. Thầy có thể cho em biết ngành nào của trường mình mà vừa là ngành khoa học vừa ra trường dễ có việc làm như các ngành hot hiện nay?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học cơ bản có ưu điểm về kiến thức cơ bản vững vàng, phương pháp tư duy khoa học, khả năng nhận thức vấn đề, phát hiện các quy luật, hiện tượng được ứng dụng trong công nghệ, kỹ thuật. Nếu trang bị thêm các kỹ năng mềm, khả năng thích ứng với công việc cụ thể thì cơ hội việc làm sẽ cao. Các ngành công nghệ kỹ thuật của trường thường nhiều sinh viên sớm có việc làm hơn các ngành khoa học cơ bản.

Cho em hỏi các thầy ở Trường ĐH Giao thông Vận tải, hệ vừa làm vừa học của trường thì hình thức tuyển sinh như thế nào? Em đang làm công nhân liệu có thể tham gia hình thức học này hay không?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Chào bạn

Ngoài tuyển sinh hệ ĐH, CĐ chính quy, Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM còn tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học. Đối tượng tuyển sinh là dành cho những người đã có bằng tốt nghiệp PTTH, BTVH, THCN. Với những thí sinh đã tốt nghiệp đại học ngành khối A sẽ được xét miễn thi tuyển (tuyển thẳng). Để có thông tin chi tiết về yêu cầu, ngành nghề và thời gian tổ chức ôn tập/thi, bạn xem thêm tại http://www.hcmutrans.edu.vn/khoa/tc/index.php

Kính chào quí thầy cô! Tôi xin hỏi con tôi có nguyện vọng học tài chính ngân hàng, vậy cháu sẽ thi khối nào và điểm chuẩn là bao nhiêu khi ra trường sẽ dễ tìm được việc? Xin cám ơn!

Trịnh vĩnh Lợi – vinhloi67@yahoo.com – 45 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Chào quý phụ huynh!

Tuy là nền kinh tế có khó khăn nhưng theo các chuyên gia kinh tế, chu kỳ suy thoái sẽ phục hồi trở lại trong thời gian tới. Do vậy, để có thể có được công việc tài chính ngân hàng như ước mong thì riêng bản thân của sinh viên phải siêng năng, cố gắng học tập và trở thành sinh viên khá giỏi thì cơ hội việc làm sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trường ĐH Lạc Hồng thời gian qua cũng là một nơi đào tạo lĩnh vực tài chính ngân hàng đáng tin cậy, các ngân hàng tại Đồng Nai đều có mặt cựu sinh viên của nhà trường. Hàng năm, các ngân hàng trong địa bàn tỉnh đã trao hàng trăm triệu học bổng cho các sinh viên ngành tài chính ngân hàng nhằm động viên các bạn sinh viên trên con đường học tập.

Khả năng em thi sẽ được 17 điểm. Vậy em có thể thi vào ngành nào ở Trường Khoa học Tự nhiên ạ?

Nguyen Anh – Anhnguyen@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Với khả năng thi đại học đạt 17 điểm, em có thể chọn nhiều ngành ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Em nên tham khảo nội dung đào tạo các ngành, khối thi phù hợp năng lực để chọn ngành phù hợp với sở thích và hướng nghề nghiệp sau này. Em có thể tham khảo website: http://www.hcmus.edu.vn . Chúc em thành công!

Em là con gái nhưng rất muốn thi vào khoa công trình giao thông, nhưng người ta nói con gái nên thi cái gì nhẹ nhàng, nữ tính. Vậy theo thầy em có nên thi không? Ngành công trình giao thông con gái học có phù hợp không ạ?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Chào em!

Nhu cầu công việc cụ thể tại từng ngành nghề đều cần cả phụ nữ và nam giới, ngành xây dựng cũng vậy. Hiện nay có khá nhiều cán bộ kỹ thuật, nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý là nữ xuất thân từ các ngành kỹ thuật. Họ rất giỏi, ở đó họ nhận được nhiều sự ngưỡng mộ và nể phục từ nam giới. Nói chung, các ngành kỹ thuật nam nhiều hơn nữ nhưng đôi khi đấy lại là thế mạnh cho phụ nữ khối kỹ thuật so với phụ nữ khối ngành khác. Thông tin này em có thể tìm hiểu để thêm tự tin với ngành nghề em muốn.

Điều quan trọng nhất bây giờ là đam mê và khả năng của em đến đâu thì em hãy cứ mạnh dạn lựa chọn. Điều đó sẽ giúp em đạt được kết quả học tập, nghiên cứu tốt nhất trong giai đoạn sinh viên và sẽ có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường và trên hết đấy là sự hạnh phúc với tất cả những gì em đã suy nghĩ lựa chọn hôm nay.

Tại khoa công trình giao thông sẽ có nhiều sự lựa chọn cho em như: chuyên ngành xây dựng đường bộ, xây dựng cầu hầm, xây dựng đường sắt metro, quy hoạch và thiết kế công trình giao thông, xây dựng công trình thủy. Điểm chuẩn đầu vào sẽ lấy chung theo ngành, sau 3-4 học kỳ mới tiến hành phân chia chuyên ngành hẹp. Khoảng thời gian này cũng đủ để em suy nghĩ về chuyên ngành học.

Chúc em thành công!

Em ở Đồng Nai, em thích học ngành dược. Xin ban tư vấn cho em biết hiện nay có những trường nào đang đào tạo dược sĩ đại học?

Trần Văn Giàu – tvgiau19@yahoo.com.vn – 19 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Ở Đồng Nai, có hai cơ sở đang đào tạo dược sĩ. Đó là Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai đào tạo cao đẳng dược và Trường ĐH Lạc Hồng đào tạo dược sĩ đại học. Với nhu cầu khám chữa bệnh đang tăng ở Đồng Nai, số lượng bệnh viện, phòng khám ngày một nhiều, nhu cầu nhân lực dược sẽ tăng cao. Do vậy, lựa chọn ngành học thuộc lĩnh vực sức khỏe sẽ là một hướng đi đúng cho cả tính nhân văn và tính kinh tế.

Ngoài Trường ĐH Kiến trúc, các trường ĐH, CĐ nào có thi tuyển Khoa Kiến trúc. Con tôi thích học ngành kiến trúc nhưng khả năng thi đậu vào Trường ĐH Kiến trúc không cao. Vậy xin quý thầy cô tư vấn giúp cháu thi vào trường nào cho dễ đậu? Học lực cháu ở mức trung bình – khá. Xin cảm ơn các thầy cô!

Ngô Văn Thu – ngovthu@gmail.com – 53 tuổi

TS Lê Thị Thanh Mai:

Kính chào quý phụ huynh!

Ngoài Trường ĐH Kiến trúc TPHCM, còn có các trường có đào tạo ngành kiến trúc, như: Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Thủ Dầu Một… Ngành này chỉ tổ chức thi khối V (toán, lý, hóa); một số trường không tổ chức thi, chỉ lấy kết quả thi khối V của những thí sinh đã dự thi khối V vào các trường như ĐH Bách Khoa, ĐH Kiến trúc… Ngoài ra, phụ huynh lưu ý thêm, thí sinh chọn thi vào ngành kiến trúc của Trường ĐH Bách Khoa, nếu có nguyện vọng sẽ được đăng ký thêm môn tiếng Anh của khối A1 để xét tuyển vào một ngành học khác trong trường hợp không trúng tuyển vào ngành kiến trúc. Với sức học của cháu, quý phụ huynh cần xem khả năng của cháu đối với môn vẽ vì để trúng tuyển thì môn vẽ phải đạt từ điểm 5 trở lên.

Con gái tôi thích học ngành đồ họa kỹ xảo điện ảnh 3D. Ở TPHCM có trường nào đào tạo ngành này không? Nếu có phải chuẩn bị những môn học gì?

Nguyễn Cẩm Lệ – nguyencamle1969@yahoo.com – 44 tuổi

TS Lê Thị Thanh Mai:

Trong trường hợp này, quý phụ huynh có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM (năm nay, trường tổ chức thi tuyển riêng), Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Khoa Công trình giao thông ở Trường ĐH Giao thông Vận tải có phải học xong để đi làm chủ thầu không ạ?

Nguyên Khang – khangnguyen@yahoo.com

ThS Trần Thiện Lưu:

Khoa Công trình giao thông của Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, gồm các chuyên ngành: Chuyên ngành xây dựng công trình thủy, chuyên ngành xây dựng cầu hầm, chuyên ngành xây dựng đường bộ, chuyên ngành quy hoạch và thiết kế công trình giao thông, chuyên ngành xây dựng đường sắt – metro. Tốt nghiệp các chuyên ngành này, người học sẽ được cấp bằng kỹ sư. Tùy theo chuyên ngành cụ thể, kỹ sư đảm nhận được các công việc liên quan đến quản lý, nghiên cứu, tư vấn kỹ thuật, thi công, giám sát xây dựng cũng như đảm nhận các lĩnh vực có liên quan khác.

Chủ thầu như bạn nói chỉ là một công việc trong số đó. Sau thời gian tham gia tư vấn hay thi công, tích lũy kinh nghiệm, với một số vốn nhất định, bạn tự mở doanh nghiệp/công ty để tham gia đấu thầu, nhận dự án và tổ chức triển khai thi công.

Chào bạn, chúc bạn thành công!

Khoa Công nghệ Thông tin có bao nhiêu chuyên ngành, thế mạnh nhất là ngành nào? Sau khi học xong có nhiều cơ hội để tìm việc không?

Nguyễn Thế Nhân – Nhan@yahoo.com – 17 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Nhóm ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện có các ngành: Hệ thống thông tin, khoa học máy tính và công nghệ tri thức, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông. Mỗi ngành có thế mạnh riêng và cơ hội nghề nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực ứng dụng, dù có biến động vẫn phụ thuộc nhiều và sở trường của mỗi cá nhân.

Kính chào thầy Hồ Viễn Phương! Xin thầy tư vấn giúp em trong ngành Hàn Quốc học, Nhật Bản học của Khoa Đông phương học, ĐH Lạc Hồng ngành nào có cơ hội nghề nghiệp cao nhất? Nếu học Khoa Đông phương, sau khi ra trường em có thể làm việc trong những lĩnh vực nào ạ? Em cảm ơn thầy.

Nguyễn Vũ Nguyên – vunguyen.tht@gmail.com – 18 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Trong hai ngành Hàn Quốc và Nhận Bản học thì có thể thấy Nhật Bản học là có nhu cầu nhiều hơn bởi vì số lượng các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản khá nhiều (theo ghi nhận tại Đồng Nai). Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản thường tuyển nhân sự và cho đi đào tạo ở Nhật, sau đó về làm cán bộ chủ chốt tại công ty. Cho thấy đây sẽ là một cơ hội tốt cho các thí sinh phát triển sự nghiệp của bản thân.

Cho em hỏi ban tư vấn hiện nay ngành nào có nhu cầu nhân lực cao? Em nghe nói hiện kinh tế đang thua, vậy rất nhiều người sẽ không học ngành này. Vậy các năm sau thì lấy đâu ra nhân lực ngành kinh tế?

Nguyễn Phú trọng – trocphu@yahoo.com – 18 tuổi

TS Lê Thị Thanh Mai:

Em thân mến,

Câu hỏi của em cũng làm nhiều thầy/cô rất đau đầu trong thời gian qua. Thực tế nhiều năm qua, học sinh chọn các ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh-quản lý đều mơ tưởng đến việc làm tốt, lương cao, thăng tiến … mà chưa quan tâm đến năng lực của chính bản mình, sức học của mình, để khi vào đại học, cao đẳng có sự chuẩn bị tốt cho phát triển nghề nghiệp. Chính xuất phát điểm sai lầm này, mà nhiều em khi tốt nghiệp đã rất khó khăn trong “chinh phục nhà tuyển dụng”, trong khi nếu chọn đúng ngành học phù hợp với sở trường thì cơ hội nghề nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể nói, hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo lĩnh vực này, vì vậy số sinh viên tốt nghiệp đã vượt quá cầu nguồn nhân lực. Vì lẽ đó, Bộ GD-ĐTđã quyết định không mở thêm/ không tăng thêm chỉ tiêu một số ngành học thuộc lĩnh vực này, còn các trường đã, đang vẫn tiếp tục tuyển sinh và đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh-quản lý, vì vậy em an tâm nhé và cũng xin lưu ý với em. Hiện nay và nhiều năm tới, tiêu chí tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao ở ứng viên. Vì vậy bên cạnh kiến thức, sinh viên cần chuẩn bị thật tốt những kỹ năng khác mới có cơ hội việc làm cao.

Mến chúc em sức khỏe và thành công.

DSC3438_b346a.jpg

Cho em hỏi ngành công nghệ thông tin, em muốn theo ngành lập trình thiết bị di động như Android, Ios… Vậy em nên theo chuyên ngành nào của CNTT ạ? Nếu là chuyên ngành kỹ thuật máy tính thì sau khi học em có thêm chuyên môn nào khác so với các chuyên nghành của khoa?

Nguyễn Minh Sang – calemkemchuoi@gmail.com – 18 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển rất nhiều ngành và chuyên ngành. Nếu em muốn theo hướng lập trình nói chung và cho các thiết bị viễn thông thì em có thể theo hướng kỹ thuật lập trình hoặc mạng máy tính và truyền thông. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển cùng điểm chuẩn nhóm ngành công nghệ thông tin. Sau khi học các kiến thức cơ bản và cơ sở, với hiểu biết đầy đủ hơn về ngành nghề và bản thân, sinh viên có thể chọn ngành phù hợp với mình. Theo học chế tín chỉ, sinh viên có thể lựa chọn chuyên ngành và đăng ký môn học theo sở trường và nguyện vọng nghề nghiệp của mình.

Chào ThS Hồ Viễn Phương! Thầy cho em hỏi điều kiện ăn, ở tại khu vực TP Biên Hòa có thuận lợi cho sinh viên ở xa không ạ?

Đức Toàn – chetran@gmail.com – 18 tuổi

Ths Hồ Viễn Phương:

Đối với sinh viên ở xa, Trường ĐH Lạc Hồng có ký túc xá 1500 chỗ và bếp ăn dành cho sinh viên. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở Đồng Nai phù hợp với tình hình tài chính của đa phần gia đình phụ huynh. Do vậy, ĐH Lạc Hồng sẽ là một lựa chọn cho các bạn thí sinh xa nhà.

Thầy Quang ơi! Em nghe nói nghiên cứu khoa học là con đường rất khó khăn nhưng em lại rất thích nghiên cứu khoa học. Thầy có thể tư vấn cho em thi vào ngành nào của trường mình mà có cơ hội nghiên cứu khoa học cao nhất không ạ?

Hùng Hậu – Hautrinh@yahoo.com

TS Nguyễn Kim Quang:

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có truyền thống đào tạo các ngành khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hóa học, sinh học, địa chất… Theo xu hướng phát triển khoa học công nghệ ứng dụng nhiều năm qua, trường cũng mở các ngành công nghệ kỹ thuật mũi nhọn như công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử truyền thông, khoa học môi trường, khoa học vật liệu, kỹ thuật hạt nhân… Các ngành đều cần đến nhân lực có trình độ nghiên cứu chuyên sâu về cơ bản cũng như ứng dụng công nghệ tiên tiến. Nhiều kết quả nghiên cứu của giảng viên và sinh viên của trường được đánh giá cao trong nước và quốc tế. Điều quan trọng là em có đam mê nghiên cứu lĩnh vực khoa học công nghệ cụ thể nào thì chọn ngành phù hợp để cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Em xin hỏi thầy Quang, em thích học ngành vật lý, em học khá khối B nhưng học ngành vật lý ở trường thầy thì ra sẽ làm gì? Hay em thi ngành vật lý ở Trường ĐH Sư phạm để ra đi dạy? Em cũng chưa hình dung được thầy ạ.

Tú Trinh – trinhvnn@yahoo.com – 18 tuổi

TS Nguyễn Kim Quang:

Ngành vật lý của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển sinh khối A, điểm chuẩn khoảng 15. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc trong các Viện nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ, bệnh viện, công ty, xí nghiệp, khu chế xuất; có khả năng giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học. Các chuyên ngành: vật lý lý thuyết, vật lý hạt nhân, vật lý chất rắn, vật lý ứng dụng, vật lý điện tử, vật lý Tin học và vật lý địa cầu.

Sau 3 giờ diễn ra buổi giao lưu trực tuyến, Báo Người Lao Động đã nhận được hàng trăm câu hỏi của các thí sinh và phụ huynh. Ban tư vấn đã giải đáp các vấn đề liên quan đến những ngành học có nhu cầu xã hội cao; ngành học phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện tài chính; ngành học dễ trúng tuyển… đồng thời hướng dẫn các thí sinh về thủ tục đăng ký dự thi, những lưu ý trước giờ G cùng nhiều điểm mới trong mùa tuyển sinh năm nay. Do thời gian có hạn nên Báo Người Lao Động tạm kết thúc buổi giao lưu trực tuyến tại đây. Các câu hỏi còn lại chúng tôi sẽ giải đáp trong những buổi tư vấn trực tuyến tiếp theo.

NLĐO

nhật bản học sinh quản lý tài chính doanh nghiệp nghề nghiệp đường sắt chuyên môn phát triển giấy chứng nhận kinh nghiệm hình thức trực tuyến năng lượng khám chữa bệnh tphcm thay đổi quan trọng công trình bão thành công kỹ năng triển khai trang thiết bị liên kết kinh doanh ngân hàng tôn đức thắng xây dựng nhà máy công an sức khỏe nền kinh tế bệnh viện nhà nước máy tính kiến thức đồng nai nhu cầu kế hoạch công nghệ tạm ứng việt nam tuyển sinh tài chính thiết bị công nhân việc làm ngành y giao thông đường bộ học bổng lao động gia kiến trúc khoa học quyết định thông tư đào tạo giao thông cơ chế hoạt động quốc tế kỹ thuật biến đổi khí hậu khó khăn môi trường công ty công nghệ thông tin doanh nghiệp sản xuất kinh tế tuyển dụng hạt nhân quan tâm thông tin lĩnh vực tài chính lựa chọn kết quả nguyễn phú trọng mức thu nhập kế toán sinh viên tương lai người lao động xí nghiệp chính sách