Siêu thị công nhân cùng chia sẻ gánh nặng

người lao động công nhân an toàn giao thông bão gia công ty hàng hóa xây dựng an toàn doanh nghiệp sản xuất lao động mua sắm tphcm đa dạng

Nhằm chăm lo đời sống cho người lao động để họ yên tâm lao động sản xuất, thời gian gần đây tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN), các công ty phát triển hạ tầng phối hợp với Saigon Co.op xây dựng hệ thống siêu thị trong khuôn viên để phục vụ nhu cầu công nhân.

Những ngày giữa tháng 3, chúng tôi đến siêu thị Co.op Food Linh Trung 1 nằm ở phường Linh Trung và siêu thị Co.op Food Linh Trung 2 ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức TPHCM, 2 trong số những siêu thị phục vụ công nhân được xây dựng ngay trong khuôn viên KCX với quy mô mini. Tại đây, những gian hàng với đa dạng các mặt hàng như thịt, trứng, cá, rau, củ, quả, nước uống, thức ăn sơ chế… được sắp xếp ngăn nắp trên kệ và được bảo quản trong những tủ kính đông lạnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chị Hồ Thanh Kim Oanh, Cửa hàng trưởng siêu thị Co.op Food Linh Trung 2, cho biết, đây là hệ thống siêu thị mà công ty mở ra nhằm phục vụ đối tượng chủ yếu là công nhân trong KCX. Hàng ngày, siêu thị thu hút rất đông công nhân đến mua hàng, nhất là vào tầm tan ca. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của công nhân, công ty luôn cung ứng các mặt hàng đa dạng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời bày bán những loại thức ăn được chế biến sẵn tạo sự tiện lợi cho công nhân không có nhiều thời gian mua về dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, công ty cũng bố trí những gian hàng bình ổn giá và bán hàng theo đúng giá của hệ thống để phục vụ công nhân.

images451843_P2b.jpg
Công nhân KCX Linh Trung 2 mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.op Food Linh Trung 2 ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM.

Còn chị Lê Hồng Gấm, công nhân Công ty Vàng bạc Đá quý thuộc KCX Linh Trung 2, vui mừng: “Trước đây, khi chưa có hệ thống siêu thị phục vụ công nhân, mỗi khi đi làm về lại phải chạy đi chợ xa để mua hàng hóa, thức ăn nên rất mệt. Còn nếu mua hàng rong ngay các tuyến đường ra vào cổng KCX-KCN không đảm bảo vệ sinh, lại cân không đúng. Từ ngày có siêu thị được xây dựng ngay cổng KCX-KCN, mỗi khi đi làm về ghé vào mua hàng rất tiện lợi. Đó là chưa kể hàng hóa ở đây đa dạng, được bảo quản trong tủ lạnh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bán đúng cân, đúng giá nên rất yên tâm”.

Việc hình thành các siêu thị phục vụ công nhân ngay trong khuôn viên KCX-KCN ngoài việc tạo tiện lợi cho công nhân trong việc mua sắm hàng hóa còn giúp giảm dần tình trạng buôn bán hàng rong, hình thành chợ tự phát dọc các tuyến đường và cổng ra vào KCX-KCN, gây mất mỹ quan đô thị cũng như gây cản trở an toàn giao thông. Đơn cử, tại khu vực đường dẫn xuống hầm chui Trường Sơn nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A trước cổng KCX Linh Trung 1, đường Ngô Chí Quốc, Tỉnh lộ 43 đoạn qua KCX Linh Trung 2, từ khi có siêu thị phục vụ công nhân hình thành, các tuyến đường đã trở nên thông thoáng do thói quen mua sắm hàng rong ngay dọc các tuyến đường quanh cổng KCX-KCN của người công nhân đã thay đổi.

Theo Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, tính đến cuối năm 2012 đã có 7 siêu thị phục vụ công nhân được xây dựng tại KCX Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, KCN Hiệp Phước, Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp và 3 cửa hàng bình ổn giá tại KCN Bình Chiểu, Lê Minh Xuân và Tây Bắc Củ Chi. Ban quản lý cũng đang triển khai 2 trung tâm thương mại tại KCN Lê Minh Xuân và Vĩnh Lộc tại khu trung tâm hành chính. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá phục vụ cho người lao động.

Phối hợp với Sở Công thương TPHCM, các đơn vị bình ổn, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đưa hàng bình ổn vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các điểm bán hàng lưu động phục vụ công nhân với giá cả thấp, ổn định. Tiếp tục đưa hàng bình ổn, rau sạch vào các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp.

ĐÌNH LÝ

hàng hóa bão gia công nhân an toàn giao thông xây dựng công ty đa dạng an toàn tphcm người lao động mua sắm lao động doanh nghiệp sản xuất

Năm mới nói chuyện ‘chính trị’

mô hình tổ chức cá nhân phát triển xây dựng quá trình xây dựng lợi ích thế giới môi trường cộng đồng gia chính trị nhà nước bão đa dạng

Chính trị cao nhất chính là sự đề cao phẩm giá con người và vì cộng đồng thay vì một nhóm nhỏ cá nhân được hưởng lợi từ sự độc quyền thông qua một hệ thống tổ chức nhà nước khép kín và đơn nhất.

Năm mới, chắc ít ai muốn đọc, muốn nói, muốn nghĩ về chính trị. Những hôm nay, tôi muốn nói về chính trị với một ý nghĩa rất tích cực như vốn có của nó với hy vọng vào một đời sống chính trị ở nước ta ngày càng sôi động và hội nhập với thế giới hơn.

Từ “chính trị” theo nghĩa gốc của nó được hiểu là sự đấu tranh một cách hòa bình để tạo ra một cơ chế phân chia lợi ích công bằng nhất có thể giữa các bên liên quan. Chính trị có thể tồn tại ở nhiều cấp độ trong mối quan hệ giữa những cá nhân, giữa các nhóm, các tổ chức, và thậm chí là giữa các dân tộc hay quốc gia với nhau. Trong ngôn ngữ đương đại, có ba cấp độ chính trị được nghiên cứu và khái quát hóa: chính trị tổ chức, chính trị nhà nước và chính trị quốc tế.

Ở cấp độ quốc gia, chính trị là khái niệm và thực tiễn song hành với quá trình hình thành và phát triển của nhà nước dân chủ mà đã từng được phát triển cực thịnh vào thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Cũng chính từ thời kỳ này, Triết gia vĩ đại Aristotle là người đầu tiên đưa ra khái niệm chính trị (tiếng Hy Lạp là Politika, tiếng Anh là Politics) một cách tổng quát và có ảnh hưởng lớn đến tận bây giờ. Theo đó, chính trị để chỉ một hình thái tổ chức cộng đồng cao cấp nhất của con người, trên cả gia đình và cộng đồng dân cư, đó là nhà nước thành bang (city-state) 1 . Con người được Aristotle cho là một loài có thuộc tính “cộng đồng”. Có nghĩa là con người có xu hướng liên kết lại với nhau để tạo dựng lên những nhà nước mà qua đó có thể đem lại cho các công dân của nó một đời sống tốt đẹp hơn thông qua hợp tác và đấu tranh dân chủ 2 .

Như vậy bản thân khái niệm chính trị là một hình thức văn minh, cấp thiết và tích cực trong đời sống xã hội của con người vì nó giúp xây dựng và gìn giữ mối quan hệ tương tác tích cực giữa các cá nhân thông qua sự hình thành nhà nước và các thiết chế dân chủ (đa nguyên, nghị viện, hiến pháp, quốc tịch,…).

ResizedImage500300-17610-vaolscience-and-politics_1361526894.jpg

Tuy nhiên, càng về sau này từ chính trị lại được hiểu một cách tiêu cực là sự đấu đá quyền lực, tranh giành lợi ích giữa các phe phái trong xã hội. Mọi người dần né tránh dùng từ chính trị bởi nó làm liên tưởng đến những hành vi vụ lợi, tha hóa của một tầng lớp quan lại, chức sắc trong chính quyền. Một trong những khái niệm cũng chịu chung “số phận” với chính trị là “quyền lực”.

Nếu hiểu theo nghĩa tích cực, quyền lực không hẳn như cách hiểu thông thường là sự áp đặt, hay tranh giành ảnh hưởng. Trái lại, quyền lực thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức hay kể cả quốc gia mà qua đó các bên dùng lợi thế của mình để dẫn dụ người khác làm những việc mà bản thân họ bình thường không muốn làm. Quyền lực có thể là quyền lực cứng (sức mạnh kinh tế, quân sự,…) và hay quyền lực mềm (giá trị văn hóa, đạo đức, sự thuyết phục,..).

Quay trở lại khái niệm chính trị, nó cần được hiểu theo đúng ý nghĩa nguyên bản, tức là một môi trường xã hội mà ở đó các cá nhân, nhóm người có quyền nói tiếng nói của chính mình và vận động đấu tranh để xây dựng lên những thiết chế nhà nước có lợi cho mình mà không dẫn đến bạo lực. Chính trị là môi trường nhất thiết phải có cho sự sinh sôi, nảy nở của dân chủ. Bernard Crick trong cuốn sách “Bảo vệ chính trị – In Defence of Politics” đã so sánh giữa chính trị và ý thức hệ (ideology). Theo đó, ông phê phán ý thức hệ chính là kẻ thù của chính trị 3 .

Dân chủ hóa đời sống chính trị chính là thể chế hóa mối quan hệ chính trị giữa các cá nhân, tổ chức và đảng phái, sao cho họ có thể đấu tranh công khai, hòa bình và có tổ chức để đạt được một sự nhân nhượng nhất định có lợi chung cho tất cả các bên và từng bên riêng biệt. Dân chủ hóa thực chất là tạo điều kiện cho quá trình sinh hoạt chính trị mà trong đó có nhiều tiếng nói khác biệt, lợi ích khác biệt và quan điểm khác biệt được đưa ra và chấp nhận.

Cũng giống như chính trị, bản thân những khái niệm như nhóm lợi ích (interest group) hay đa nguyên (pluralism) thực chất thể hiện thực tế đấu tranh không ngừng vốn có của con người để vươn tới một thế giới tốt hơn cho mỗi cá nhân hay cộng đồng.

Tóm lại, chúng ta cần hiểu khái niệm chính trị theo đúng ý nghĩa tích cực và thiết yếu của nó trong đời sống văn minh của con người. Ở thời kỳ phong kiến hay các chế độ độc tài, chính trị đã không còn tồn tại vì trong đó không tồn tại những tiếng nói khác biệt, những nhóm lợi ích khác nhau, những lực lượng chính trị khác nhau. Thay vào đó là một sự “thống nhất”, đơn điệu trong sinh hoạt chính trị. Các ông vua – thiên tử áp đạt ý nguyện, lợi ích và giá trị của mình lên mọi tầng lớp xã hội, và có thể là cả đàn áp, ép bức tiếng nói và lợi ích của các cá nhân và cộng đồng dân cư.

Loài người tiến bộ sau khoảng 2000 năm từ thời Hy Lạp cổ đại đã lại quay lại với những giá trị phổ quát trong tổ chức nhà nước, mà theo đó vai trò của sinh hoạt chính trị dân chủ được đề cao. Mục đích tối cao của chính trị là nhằm hướng tới giá trị phổ quát của loài người và hành tinh của chúng ta: sự đa dạng. Trong tự nhiện, sự đa dạng (biến dị) (theo học thuyết Darwin) giúp cho mọi loài có thể thích nghi với môi trường tự nhiên luôn thay đổi để tồn tại và phát triển.

Trong xã hội cũng vậy, thông qua chính trị, sự đa dạng giúp tăng cường tính phản biện xã hội để tìm đến các giải pháp tối ưu trong việc xây dựng các thiết chế nhà nước phù hợp nhất cho ổn định và phát triển xã hội. Chính trị cũng giúp thúc đẩy sự sáng tạo khi nó giúp xóa bỏ những gì cũ kỹ không còn hợp thời và đưa đến những mô hình tổ chức nhà nước mới mẽ hơn, hiệu quả hơn. Chính trị cao nhất chính là sự đề cao phẩm giá con người và vì cộng đồng thay vì một nhóm nhỏ cá nhân được hưởng lợi từ sự độc quyền thông qua một hệ thống tổ chức nhà nước khép kín và đơn nhất.

Liên hệ chuyện sửa Hiến pháp

Từ nhu cầu bức thiết của chính trị hay môi trường chính trị dân chủ phân tích ở trên, chúng ta có thể liên hệ đến việc sửa đổi hiến pháp của nước ta hiện nay.

Liên hệ thứ nhất là làm sao để bản hiến pháp mới có thể tạo điều kiện cho việc xây dựng các thiết chế chính trị mà qua đó các cá nhân, tổ chức, cộng đồng, dân tộc có thể phát huy tiếng nói của mình, cùng đấu tranh một cách xây dựng để tìm ra các giải pháp tốt nhất phát triển và bảo vệ đất nước. Hiến pháp phải xây dựng được mô hình sinh hoạt dân chủ, hạn chế tập trung quyền lực và lạm dụng quyền lực. Cụ thể là phải bảo vệ các quyền công dân được phản biện, tập hợp và giám sát nhà nước, đúng với tinh thần khẩu hiệu “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Đồng thời, hệ thống chính trị phải tạo ra các kênh thu thập và chuyển tải nhiều tiếng nói, lợi ích và thiên hướng chính trị đa dạng trong nhân dân vào quá trình xây dựng và tổ chức nhà nước.

Liên hệ thứ hai nằm ở chính việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo hiến pháp. Phải coi đây là một hình thức sinh hoạt chính trị dân chủ thực sự nhằm phát huy tiếng nói, nguyện vọng, lợi ích chính trị của người dân, và các lực lượng xã hội. Đây chính là một cơ hội lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu thập những tinh hoa trí tuệ trong nhân dân, để dám thay đổi những gì đã cũ kỹ, lạc hậu từ đó hội nhập với thế giới.

Việc lấy ý kiến phải được thực hiện với tinh thần cầu thị, cởi mở để tích hợp nhiều ý kiến phản biện và lợi ích xã hội trong quá trình sửa đổi hiến pháp. Mục đính tối cao là xây dựng được một nhà nước, xã hội dựa trên nền tảng sức mạnh dân tộc vì mục tiêu ấm no, hạnh phúc của mỗi người dân.

—-

Tham khảo:

1. Aristotle. Politics of Aristotle edited and translated by Ernest Barker. NY: Oxford University Press.

2. Mulgan, R. (1977). Aristotle’s political theory: An introduction for students of political theory. Clarendon Press: Oxford

3. Crick, B. (1993). In defence of politics. Chicago: University of Chicago Press.

xây dựng thế giới chính trị quá trình xây dựng cá nhân đa dạng gia môi trường mô hình tổ chức lợi ích nhà nước cộng đồng bão phát triển

Cho vay theo chuỗi giá trị

quỹ dự phòng ifc quan trọng kinh tế thị trường chuyên gia vai trò sản xuất nông nghiệp nông dân nông thôn chi phí hoạt động biến đổi khí hậu bão ngân hàng ngành nông nghiệp gia đình chiến lược hàng hóa lựa chọn đối phó gia người nông dân đa dạng hợp tác thời tiết hạn chế công ty bảo hiểm quản trị rủi ro thiêu rụi giảm thiểu rủi ro tín dụng nền kinh tế phát triển nông nghiệp hình thức bảo hiểm

Trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm hướng tín dụng và đầu tư vào ngành này. Cho vay tam nông luôn nằm trong những lĩnh vực được khuyến khích, ưu tiên hàng đầu.

Tiềm năng lớn, nhưng rủi ro cũng không nhỏ

article?img_id=4986452&t=1361181944956

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm cũng như biến động giá của những mặt hàng này trở thành những vấn đề nóng bỏng thực sự, nhiều quốc gia đang phải nhìn nhận lại vai trò của phát triển nông nghiệp.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vai trò ấy được thể hiện đặc biệt rõ trong những thời điểm kinh tế khó khăn và nông nghiệp được xem là một trong những trụ đỡ cho nền kinh tế và an sinh xã hội.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) luôn có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư nói chung và vốn tín dụng nói riêng để phát triển. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm hướng tín dụng và đầu tư vào ngành này. Cho vay tam nông luôn nằm trong những lĩnh vực được khuyến khích, ưu tiên hàng đầu. Và nhận thấy tiềm năng của khu vực này, ngày càng có nhiều TCTD muốn hướng dòng vốn vào lĩnh vực này.

Theo một số thống kê, tín dụng cho lĩnh vực tam nông trong năm 2012 vừa qua vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Ví dụ tại An Giang, dư nợ cho vay lĩnh vực tam nông của các NHTM trên địa bàn tỉnh này đạt trên 12.565 tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng dư nợ tính đến cuối năm 2012.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, mức độ “mặn mà” của các TCTD trong cho vay nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế. Nguyên nhân có lẽ không phải vì các ngân hàng thiếu vốn hay bị các lĩnh vực khác hút hết mà có lẽ chủ yếu vì các rủi ro và đặc trưng của tam nông.

Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã chỉ ra: Mật độ dân số thấp; phân tán về địa lý; hạn chế về tiếp cận thị trường và thông tin giá cả; mức độ đa dạng cây trồng thấp; sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chính là những đặc trưng cơ bản khiến cho chi phí hoạt động và rủi ro cao hơn khi cho vay tam nông.

Bên cạnh đó, ngoài các rủi ro về thị trường, ngành nông nghiệp còn có nhiều rủi ro bất định khác như rủi ro thời tiết, rủi ro mùa vụ… Các hộ gia đình (HGĐ) nông dân thường là những đối tượng nghèo, thu nhập theo mùa vụ và rất phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, thị trường…

Do đó, việc nắm rõ sự lưu chuyển tiền tệ của hộ gia đình nông thôn là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong cho vay đối với các hộ gia đình nông thôn.

Cũng theo nghiên cứu của IFC, đối tượng nông dân có rủi ro thấp nhất là những người có mức đa dạng hóa cây trồng cao, làm nhiều mùa vụ trong năm và có phương tiện tưới tiêu; đối tượng rủi ro trung bình là những người có mức đa dạng cây trồng vừa phải và làm hơn một mùa vụ trong năm. Ngược lại, những đối tượng nông dân rủi ro cao là những người chỉ có nguồn thu theo mùa vụ do không hay ít đa dạng hóa cây trồng.

Lựa chọn chiến lược, cho vay phù hợp

Theo kinh nghiệm và khuyến nghị của IFC, các ngân hàng muốn thúc đẩy tín dụng nông nghiệp trước hết nên lựa chọn những khu vực có tiềm năng cao về nông nghiệp với các đặc trưng như: Có cây trồng đa dạng, triển khai được nhiều vụ mùa trong năm và có điều kiện tưới tiêu, thủy lợi nội đồng tốt. TCTD nên lựa chọn cho vay trước với những đối tượng nông dân có rủi ro thấp như đề cập ở trên.

Đồng thời, cần thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro thị trường; quan hệ chặt chẽ với các đơn vị làm dịch vụ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro người vay và kết nối, hợp tác chặt chẽ với các công ty bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro thời tiết, dịch bệnh.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, cần xây dựng được cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, triển khai các ngân hàng di động và sử dụng các đại lý tín dụng cho vay chứ không nhất thiết phải mở các chi nhánh ở mọi nơi.

Một trong các chiến lược cho vay nông nghiệp rất phổ biến và mang lại hiệu quả trên thế giới hiện nay là cho vay theo chuỗi giá trị. TCTD trên cơ sở nắm bắt được các cơ hội và rủi ro trong nông nghiệp; các phân tích và dự báo về từng thời kỳ cụ thể để lựa chọn cho vay theo các công đoạn, các khâu trong chuỗi giá trị.

Ví dụ, ngân hàng có thể cho vay trước thu hoạch (gồm cho vay người cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc cho người nông dân trực tiếp vay) hay cho thế chấp bằng hàng hóa, động sản (cho vay thương lái và chế biến), hoặc cũng có thể dưới hình thức tài trợ thương mại (phục vụ quá trình tiêu thụ, phân phối các sản phẩm nông nghiệp).

Để giảm thiểu rủi ro, các TCTD cần xác định rõ có biện pháp đối phó với từng loại rủi ro có thể xảy ra. Đơn cử như để đối phó với rủi ro thời tiết, bên cạnh việc phải lựa chọn kỹ các vùng có mức đa dạng hóa cao, có điều kiện tưới tiêu tốt, cần có các hình thức bảo hiểm phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi.

Hay như để hạn chế rủi ro thị trường, cần hợp tác chặt chẽ với các đơn vị trong chuỗi giá trị để tăng cường tiếp cận và bám sát với nông dân; bảo đảm mức giá và dự báo tốt sản lượng mùa màng; có cơ chế duy trì vốn vay để bảo đảm nông dân thanh toán đầy đủ đúng hạn…

Mặt khác, các ngân hàng cũng cần tiến hành tốt công tác quản trị rủi ro chiến lược trong cho vay tam nông. Theo các chuyên gia IFC, thông thường cứ khoảng 5-7 năm, ngành nông nghiệp lại có một cú sốc mang tính chu kỳ.

Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng cần có các cam kết dài hạn, “chung thủy” với lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong những thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời TCTD cần lập quỹ dự phòng đặc biệt để đối phó với những nguy cơ mang tính chu kỳ hoặc bất thường có thể xảy ra.

Theo ông Panos – chuyên gia tài chính và quản lý rủi ro nông nghiệp của IFC, bản thân ngân hàng phải hiểu rất rõ về nông nghiệp, phân tích được các hàng hóa, chuỗi giá trị quan trọng trên thị trường nông nghiệp cũng như các rủi ro liên quan thì mới đưa ra được các chiến lược và biện pháp cho vay hiệu quả nhất trong lĩnh vực này.

“Ngân hàng cũng phải phân nhóm được đối tượng cho vay và lựa chọn các đối tượng và mắt xích phù hợp nhất với mình để cho vay ra. Bên cạnh đó, cho vay chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho cả người cho vay và người được vay. Vì vậy cho vay nông nghiệp sẽ rất hấp dẫn khi có kết nối với các cải tiến công nghệ để nâng cao được sản lượng, chất lượng hàng hóa”, chuyên gia này khuyến nghị.

thời tiết công ty bảo hiểm nông thôn gia đình chuyên gia nông nghiệp thị trường bão hàng hóa quan trọng nền kinh tế ngành nông nghiệp thiêu rụi người nông dân quỹ dự phòng phát triển hợp tác hạn chế ngân hàng lựa chọn sản xuất nông nghiệp hình thức bảo hiểm kinh tế quản trị rủi ro nông dân đa dạng tín dụng ifc đối phó gia vai trò chi phí hoạt động biến đổi khí hậu chiến lược giảm thiểu rủi ro

Quy hoạch tổng thể du lịch: Sẽ phát triển 7 vùng du lịch

quan trọng nội địa tăng trưởng du lịch bão quản lý quỹ xây dựng sản phẩm cạnh tranh thương hiệu môi trường gia khách du lịch đa dạng thị trường quốc tế mở rộng thị trường phát triển văn hoá phát huy đa dạng hoá sản phẩm việt nam thị trường thị trường mới quốc tế chất lượng cao

(Toquoc)-Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong những mục tiêu quan trọng là sẽ phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng.

Quan điểm phát triển của Quy hoạch là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến và tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Quy hoạch cũng hướng đến mục tiêu xã hội hóa du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về tự nhiên và văn hóa dân tộc…

Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở- kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu mang đậm bản sắc dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

1.931 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển du lịch

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư là 1.931 nghìn tỷ đồng (tương đương 94,2 tỷ USD). Trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 8-10% bao gồm cả vốn ODA, nguồn vốn tư nhân chiếm 90-92% bao gồm cả vốn FDI. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư bao gồm: Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng du lịch; phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh và thương hiệu du lịch quốc gia; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch. Trong đó, riêng giai đoạn 2011-2015 sẽ được đầu tư 372 nghìn tỷ đồng; 2016-2020: 482 nghìn tỷ đồng; 2021-2025: 506 nghìn tỷ đồng; 2026-2030: 533 nghìn tỷ đồng.

rez_577_hue1.jpg

Ngành du lịch sẽ chú trọng thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao (Ảnh: Ngọc Thành)

Quy hoạch cũng nêu rõ, mục tiêu cụ thể đặt ra trong giai đoạn này là phát triển 7 vùng du lịch (Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long) với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng. Ngoài ra, sẽ phát triển 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

Chỉ tiêu về lượng khách du lịch đề ra trong năm 2015 là thu hút 7,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm.

Năm 2020, ngành du lịch phấn đấu thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD.

Đến năm 2030, tăng số lượt khách quốc tế lên 18 triệu lượt và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.

Về phát triển sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính như: hệ thống sản phẩm du lịch biển có khả năng cạnh tranh trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển; các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội; phát triển mạnh du lịch ẩm thực; Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, chú trọng khám phá hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn; Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng để tạo dựng thương hiệu từng vùng; Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du lịch MICE, du lịch đô thị, du lịch giáo dục, du lịch dưỡng bệnh….

Bên cạnh việc phát triển du lịch, Quy hoạch cũng hướng đến mục tiêugóp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường…

Chuẩn hóa nhân lực du lịch

Giải pháp về nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Theo đó, sẽ xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch trên cả nước và ở các địa phương. Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch.

Bên cạnh đó, sẽ phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch; xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch, từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cũng sẽ được đầu tư tăng cường năng lực, bộ máy và cơ chế như: thành lập các trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa phương trọng điểm du lịch, các thị trường quốc tế trọng điểm, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia; Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến du lịch bằng cách: tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông, tập trung quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành…

Ngoài ra, Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp khác về cơ chế chính sách, huy động vốn đầu tư, quản lý quy hoạch, ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch…

Trong giai đoạn tới, ngành du lịch sẽ đẩy mạnh phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế, đặc biệt hướng tới phân khúc thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao. Trong đó, du lịch quốc tế sẽ thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông..); các nước khối ASEAN; Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ… Ngoài ra, sẽ chú trọng mở rộng thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ.

Được biết, trong năm 2012, du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ được 6,847 triệu lượt khách quốc tế; 32,5 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch khoảng 160 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì triển khai thực hiện Quy hoạch; chỉ đạo Tổng cục Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm; hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương; xây dựng và thực hiện các quy hoạch vùng du lịch, quy hoạch khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia./.

L. Minh

bão phát triển cạnh tranh quốc tế sản phẩm nội địa gia thương hiệu tăng trưởng chất lượng cao thị trường mới môi trường đa dạng mở rộng thị trường thị trường quản lý quỹ đa dạng hoá sản phẩm quan trọng phát huy khách du lịch du lịch văn hoá việt nam thị trường quốc tế xây dựng