Thanh Hóa: Công nhân phản đối doanh nghiệp đấu thầu nhà máy

VOV.VN -Hàng trăm công nhân Nhà máy gạch Tuynel Đông Văn phản đối Công ty đấu thầu giao khoán Nhà máy cho đơn vị khác.

Sáng 17/8, hàng trăm công nhân Nhà máy gạch Tuynel Đông Văn (đóng tại Đông Văn, huyện Đông Sơn – Thanh Hóa), thuộc Công ty Cổ phần xây dựng K2 đã kéo lên trụ sở Công ty (có địa chỉ tại TP Thanh Hóa) đòi quyền lợi chưa được giải quyết.

Công nhân kéo lên trụ sở Công ty đòi quyền lợi

Theo các công nhân, việc họ kéo lên trụ sở Công là vì: Công ty đã không trả lương cho công nhân từ tháng 6/2013 đến nay; các chế độ về BHXH, BHYT, chế độ thai sản không được giải quyết, kéo dài hàng năm trời làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân; Công ty chưa giải quyết xong các chế độ cho công nhân, nhưng lại đi đấu thầu giao khoán Nhà máy gạch cho đơn vị khác…

Nhiều công nhân cho biết, họ đã gắn bó với nhà máy hàng chục năm nay; quá trình công tác đã đóng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, đóng cổ phần, thế nhưng khi Công ty cho thầu lại Nhà máy thì không họp bàn với công nhân.

Biên bản tạm dừng buổi chào giá giao khoán

Do công nhân kéo lên Công ty đòi quyền lợi nên việc đấu thầu đã không diễn ra. Cuối cùng, Công ty đã phải lập biên bản ghi: Tạm dừng buổi đấu thầu chào giá giao khoán Nhà máy vào ngày khác. Lãnh đạo Công ty sẽ xem xét các ý kiến, kiến nghị của người lao động và có kế hoạch để giải quyết cho người lao động. Khi chưa thỏa thuận được với người lao động thì Công ty chưa được mở thầu chào giá giao khoán nhà máy./.

Từ khoá: giải quyết công ty cổ phần gia nhà máy công nhân công ty lao động chế độ bảo hiểm quyền lợi người lao động

Hiệu quả nghiên cứu

(PL&XH) – PGS.TS Ngô Văn Xiêm hoạt động trong lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, đó là chữa cháy. Theo cách nghĩ thông thường, chữa cháy là dùng nước.

Nước phun kịp thời, phun mạnh là xử lý xong sự cố. Nhưng ông Xiêm cho rằng, có những nơi không tiện dùng nước hoặc sau khi dùng nước, để lại nhiều hậu quả. Từ suy nghĩ đó, ông nghiên cứu nhiều đề tài ứng dụng, trong đó dùng bọt chữa cháy ở những nơi cần thiết, đã phát huy hiệu quả khi xử lý sự cố cháy ở kho xăng dầu sân bay Nội Bài.

PGS.TS Ngô Văn Xiêm bất ngờ khi được tổ chức tuyển dụng vào ngành phòng cháy chữa cháy (PCCC). Khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi đỗ trường ĐH Sư phạm. Nhưng ông không vào trường học mà tình nguyện nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc. Đó là những năm cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cam go, quyết định. Sau đó ông được điều chuyển vào trường Cảnh sát nhân dân chuyên ngành chữa cháy. Sự điều chuyển bất ngờ khiến tâm trạng ông bối rối. Nhưng ông lại nghĩ, đất nước cần đâu, mình yên tâm phục vụ và tâm niệm, việc gì cũng phải làm hết mình. Ông trở thành chiến sĩ chữa cháy từ đó. Bao năm lăn lộn với lửa khói, cứu nguy nhiều công trình, nhà dân, tuổi trẻ được khích lệ và tình yêu, gắn bó với nghề nghiệp càng sâu nặng hơn. Năm 1983, ông được ra nước ngoài hoàn thiện, nâng cao kiến thức, đặc biệt được tiếp cận công nghệ mới, hiện đại của nước bạn, chữa cháy kịp thời, hiệu quả trong mọi điều kiện, trên các chất cháy khác nhau.

Giảng dạy tại trường PCCC, ông đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật và công nghệ ứng dụng: Đám cháy chất rắn trong nhà, đám cháy chất lỏng, đám cháy chất khí từ dòng khí phun… nhằm giúp học viên nhận rõ bản chất của đám cháy, đề xuất giải pháp hữu hiệu nhất khi tác nghiệp. Năm 1984, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về chữa cháy tại Liên Xô (cũ). Ông là một trong số ít người quan tâm đến hóa học trong công nghệ chữa cháy, đưa ra các giải pháp tích cực, hiệu quả bằng phương pháp hóa học. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phòng và chữa cháy là một lĩnh vực rất mới. Cùng với các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy nghiên cứu nhiều đề tài ứng dụng thiết thực, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhóm nghiên cứu của ông cho ra đời một số cuốn sách nghiên cứu ứng dụng: Phòng cháy trong xây dựng, Truyền nhiệt trong PCCC, Nhiệt động trong PCCC thủy lực và cung cấp nước chữa cháy… những nghiên cứu ứng dụng ấy đồng thời là giáo trình đang được giảng dạy tại trường ĐH PCCC trong nước và một số nước láng giềng.

Cùng với những nghiên cứu tác động cơ nhiệt đến cấu kiện, kết cấu công trình, tác động của môi trường đám cháy đến sức khỏe con người trong khu vực… PGS.TS Ngô Văn Xiêm cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công xe chữa cháy bằng bọt. Đây là loại xe hiệu quả cao, đặc biệt trong môi trường cháy là nhà máy điện, trạm biến áp, trung tâm máy tính, phòng thí nghiệm….

Do tính thực tiễn cao, ngay từ năm 1986 ông đã cho lắp đặt hệ thống Drencher cho nhà máy Đay Thái Bình, công trình chữa cháy bằng khí cho tòa nhà Cục Sáng chế, chữa cháy bằng nước cho nhà máy thuốc lá Thăng Long, hệ thống chữa cháy bằng bọt cho sân bay Quốc tế Nội Bài. Những nghiên cứu thành công trong thực tiễn chữa cháy đã đem đến những hiệu quả tích cực, và ông Ngô Văn Xiêm đã được phong PGS ngành chữa cháy.

Vừa là cán bộ giảng dạy tận tụy, là nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chữa cháy, công việc nào với ông cũng là tâm huyết, hết mình. Những cống hiến thầm lặng của thầy giáo Ngô Văn Xiêm được đồng nghiệp đánh giá cao. Năm 2012, ông đã được Nhà nước vinh danh là Nhà giáo Nhân dân.

Nguyên Phước

Từ khoá: phòng cháy chữa cháy công nghệ nghiên cứu nhà máy chữa cháy hiệu quả công trình thành công khoa học pccc

Sữa nội: Cờ đến tay !

(DĐDN) – Hàng loạt loại sữa có nguồn gốc nhập ngoài vào VN đang phải thu hồi vì nghi nhiễm khuẩn những ngày vừa qua như: sữa Dumex, Abbott, Karicare… Nhiều người tiêu dùng từ chỗ “sính hàng ngoại” đang dần quay lại với sữa nội.

suanoicoden6a1-a1311.jpg

Các hãng sữa nội đang tự chứng minh về chất lượng sản phẩm của mình

Theo thống kê của VCCI, mỗi năm trung bình có 2 đến 3 đợt tăng giá sữa. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2007 – 2010, giá sữa “nhảy múa” tới 16 lần.

Giá sữa nhảy múa

Còn trong năm 2013, mới 6 tháng đầu năm, sữa đã tăng giá đến 3 lần, mỗi lần tăng từ 5-10% giá bán. Thậm chí, một số loại sữa còn tăng 13-14%.

Một sự ngạc nhiên đến khó tin là với hơn 200 DN nhập khẩu sữa tại VN, thị trường đáng ra phải tạo nên một sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, trớ trêu thay, họ cùng nhau “bắt tay” với các hãng sữa ngoại xây dựng bảng biểu tăng giá chóng mặt. Các DN phân phối sữa ngoại đã dùng nhiều chiêu để qua mặt cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ đổi tên sữa thành “sản phẩm dinh dưỡng” hay “thực phẩm bổ sung”… để không phải giải trình lý do tăng giá với Bộ Tài chính. Nhiều vụ chi hoa hồng, biếu xén cho nhân viên y tế ở bệnh viện để họ “tận tình” giới thiệu hoặc mua thông tin các phụ sản đã bị báo chí phanh phui thời gian qua.

Một nguyên nhân khác khiến giá sữa không quản lý nổi bởi mỗi nhãn hiệu sữa lại đăng ký kê khai giá ở một nơi khác nhau. Theo quy định hiện hành, giá sữa được đăng kí tại sở tài chính nào thì sở đó mới có thẩm quyền quản lý, điều chỉnh giá. Đây là điều kiện để các hãng sữa có thể lách luật để tăng giá.

Thị trường sữa VN đã trở nên quá “dễ tính” với sữa ngoại. Ví dụ sau hàng loạt vấn đề về sữa ngoại trong thời gian qua, vậy mà ngay chính sản phẩm của Abbott (một hãng đang thu hồi sản phẩm tại VN vì nghi nhiễm khuẩn) cũng vẫn “đánh tiếng” tiếp tục lộ trình tăng giá trong tháng 8 và tháng 9. Đây có phải là chiêu “làm hàng mới” của hãng sữa hay người tiêu dùng Việt quá dễ bị “dắt mũi”.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, với chính sách thẳng tay “bảo hộ” nhà sản xuất trong nước, các cơ quan chức năng đã có chương trình điều tra giá sữa. Ngay lập tức, Abbott thông báo sẽ giảm 12% giá sữa công thức cho trẻ, hãng Danone và Nestle cũng giảm giá 20%. Kéo theo một số hãng sữa ngoại khác cũng thông báo đang điều chỉnh giá bán như Cty liên doanh Nestle SA hay hãng sản xuất Royal FrieslandCampina NV.

Với cách đối xử rất khác nhau giữa các thị trường của các hãng sữa, khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng. Từ cơ quan quản lý thị trường đến những ông bố, bà mẹ là người tiêu dùng của VN đang phải xem xét lại một cách sòng phẳng hơn đối với sản phẩm nội địa. Từ việc công bố chất lượng, hàm lượng khoáng chất đến cách quản lý tiếp thị, quảng cáo hay lách luật của các hãng sữa ngoại. Theo TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng VN, kết quả phân tích thành phần của các loại sữa nhập ngoại và sữa nội cho thấy, sữa nội không thua kém về chất lượng so với sữa ngoại, nhất là các thành phần chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất.

Sữa nội tìm lại chỗ đứng

Nhiều DN sản xuất sữa nội cũng đang chú trọng việc mở rộng quy mô, đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ máy móc hiện đại.

Tại nhiều diễn đàn trên mạng xã hội đã cho thấy, trong sự hoang mang về sữa ngoại mấy ngày qua, nhiều ông bố bà mẹ đã quyết định chọn sữa nội cho con uống, vì họ cũng đã được cập nhật đầy đủ thông tin và biết được rằng, sữa nội và sữa ngoại chất lượng không quá khác nhau nhưng giá thì “một trời một vực”. Thị trường sữa VN mấy ngày qua có dấu hiệu chuyển biến tích cực, càng ngày người tiêu dùng càng nhận ra việc chạy theo sữa ngoại của mình đôi khi cũng chỉ là sự phù phiếm.

Các hãng sữa nội cũng đang tự chứng minh về chất lượng sản phẩm của mình. Bà Bùi Thị Hương – giám đốc đối ngoại Vinamilk cho biết, Vinamilk đã gửi email yêu cầu tập đoàn Fonterra phải trả lời chính thức bằng văn bản xác nhận việc không bán sản phẩm có nguyên liệu whey protein nhiễm khuẩn cũng như nhiều năm nay không bán sữa whey protein cho Vinamilk. Không những vậy, Vinamilk đã gửi văn bản yêu cầu Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan hải quan – nơi tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu phối hợp, rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nhập khẩu của từng DN trong ngành sữa. Ngoài ra, trong văn bản gửi đi, Vinamilk cũng yêu cầu cục phải sớm công bố thông tin DN nào có liên quan để người tiêu dùng biết, qua đó đưa ra lựa chọn chính xác nên mua sản phẩm nào cho an toàn.

Nhiều DN sản xuất sữa nội cũng đang chú trọng việc mở rộng quy mô, đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ máy móc hiện đại. Đơn cử, thương hiệu sữa TH True Milk, vừa khánh thành nhà máy sản xuất, chế biến sữa hiện đại có công suất giai đoạn 1 là 200.000 tấn/năm, đến năm 2017 có quy mô hiện đại bậc nhất Đông Nam Á và sẽ nâng công suất toàn hệ thống lên 500.000 tấn/năm. Trước đó, Vinamilk cũng đã chính thức đưa vào vận hành nhà máy sữa bột trẻ em hiện đại nhất Châu Á. Trong chiến lược kinh doanh sắp tới, Vinamilk sẽ tiếp tục khánh thành “siêu nhà máy” sữa nước hiện đại với công suất giai đoạn I là 1,2 triệu lít sữa/ngày, giai đoạn II nâng lên 2,4 triệu lít sữa/ngày, tương đương tổng công suất 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk. Với những chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, các DN sữa nội đang dần lấy lại thị phần từ tay các hãng sữa ngoại.

Bá Tú

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: thị trường công nghệ công bố thông tin gia bộ tài chính tiêu dùng thông tin chất lượng sản phẩm người tiêu dùng sản phẩm bão cơ quan quản lý nhà nước quản lý nhà nước nhà máy chất lượng mạng xã hội

Đảm bảo hậu cần, đời sống người lao động

Đảm bảo hậu cần, đời sống người lao độngChất lượng bữa ăn ca của CBCNV Nhà máy Z175 ngày càng được nâng cao. Ảnh: T.H

Nhà máy Z175 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng):

Là một doanh nghiệp (DN) quân đội chuyên sản xuất các sản phẩm caosu kỹ thuật phục vụ quốc phòng và kinh tế, Nhà máy Z175 cũng gặp nhiều khó khăn trong SXKD. Vừa qua, Z175 là 1 trong 2 DN được Tổng cục CNQP chọn gắn biển công trình “Nhà ăn tập thể” chào mừng ĐH XI CĐVN. Đây là niềm tự hào của Z175 khi những nỗ lực vượt khó của tập thể CBCNV nhà máy được ghi nhận.

Đảm bảo việc làm, thu nhập…

Đến Nhà máy Z175 tại thời điểm này (xã Xuân Sơn, TX.Sơn Tây, Hà Nội), chứng kiến cơ ngơi khang trang của khu làm việc, các phân xưởng, nhà ăn, nhà tập thể, môi trường “Xanh-sạch-đẹp” không có mùi caosu độc hại… khó có thể hình dung trước kia (từ 2008 trở về trước) nơi đây ngổn ngang đất đai bỏ trống, nhà xưởng tuềnh toàng, việc làm và đời sống NLĐ khó khăn. Nói vui như đại tá Nguyễn Huy Ngọc – Phó Giám đốc Z175 – giờ đây CBCNV nhà máy thực sự “đổi đời” bởi SXKD của nhà máy đã phát triển ổn định, trở thành đơn vị khá trong tổng cục.

Năm 2013, trước tình hình SXKD tiếp tục khó khăn, lãnh đạo, chỉ huy Nhà máy Z175 xác định phải phát huy tốt nội lực, năng động sáng tạo, đoàn kết vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trước hết, đảm bảo việc làm, điều kiện làm việc và đời sống CBCNV. Trung tá Trần Văn Trọng – Chủ nhiệm Chính trị, Chủ tịch CĐ Nhà máy Z175 – nói rằng, “lúc này sự năng động, sáng tạo của CB, đoàn viên CĐ được phát huy cao nhất”.

Trên tinh thần đó, CĐ tham gia cùng chuyên môn chủ động tìm kiếm việc làm, các nguồn tiêu thụ khác, ký những hợp đồng có giá trị đảm bảo đủ việc làm cho CBCNV với thu nhập bình quân 4.360.000đ/người/tháng. Cùng với đảm bảo chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ, chế độ bồi dưỡng độc hại được trả bằng hiện vật nhằm tái tạo sức LĐ cho anh chị em.

NLĐ giờ không còn mối lo bị ảnh hưởng độc hại từ sản phẩm caosu, bởi nhà máy đã xử lý triệt để và sử dụng các vật liệu không gây mùi ô nhiễm môi trường nơi làm việc cũng như khu dân cư. Đối với các hộ gia đình khó khăn về nhà ở, nhà máy còn tạo điều kiện cho mượn đất quốc phòng để xây dựng nhà ở ổn định (23 hộ đã được giải quyết). Khu nhà trẻ, mẫu giáo của nhà máy ngay phía ngoài cổng, giúp NLĐ rất yên tâm làm việc.

…và chất lượng bữa ăn ca

Đại tá Nguyễn Văn Hạnh – Giám đốc Nhà máy Z175 – tự hào khi nói về công trình “Nhà ăn tập thể” được Tổng cục CNQP gắn biển chào mừng ĐH XI CĐVN. Để đảm bảo tiêu chuẩn vật chất hậu cần phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt ăn ca của CBCNV, trong 6 tháng đầu năm 2013, nhà máy đã xây dựng xong nhà ăn ca mới và đưa vào hoạt động phục vụ CN trực tiếp và CBCNV nhà máy.

Tại nhà ăn tập thể, CN phục vụ bếp ăn Khuất Thị Nga cho biết, từ khi chuyển sang làm việc ở nhà ăn mới, điều kiện làm việc của bộ phận phục vụ bếp ăn được cải thiện tốt hẳn như không bị nóng bức, chật hẹp, đảm bảo ánh sáng, hệ thống nấu cơm bằng lò hơi (3 lò phục vụ khoảng 220 suất cho ca trưa, ca chiều)… Việc thực hiện chế độ ăn ca được nhà máy quan tâm chỉ đạo giao cho các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các nguồn thực phẩm được đặt mua có địa chỉ, hằng ngày lưu mẫu kiểm tra. Mỗi bàn ăn ghi rõ tên từng phân xưởng, số lượng người ăn và ăn theo định suất (15.000đ/người) vừa đảm bảo vệ sinh, vừa trật tự không đi lại lộn xộn. Thực đơn bữa ăn có thịt rang tôm, rau sào, thịt kho trứng, cá rim, cải ngọt, rau ngót… Hầu như CN nào cũng ăn hết suất, có người khoe mới ăn 1 tháng đã lên cân.

Với xu hướng tự cung, tự cấp nguồn thực phẩm, rau sạch phục vụ NLĐ, nhà máy còn có vườn rau, cây ăn quả như bưởi, vải, đu đủ và khu chăn nuôi lợn… Sau một thời gian thí điểm, CBCNV Z175 hy vọng công trình “nhà ăn tập thể” khép kín từ khâu vệ sinh, tắm rửa đến nấu ăn, trồng rau, chăn nuôi sẽ phát triển hơn nữa, bởi nơi ăn uống thoáng mát, sạch sẽ, vệ sinh đảm bảo chính là nơi nghỉ ngơi cho CBCNV trong khoảng thời gian ngắn tại DN.

Từ khoá: công trình quốc phòng nâng cao chất lượng khó khăn bão việc làm nhà máy

Kim Jong-un thăm nhà máy điện thoại di động tại Triều Tiên

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11/8 đưa tin Chủ tịch nước này, ông Kim Jong-un, vừa có chuyến thị sát tại nhà máy sản xuất điện thoại di động 11/5 ở thủ đô Bình Nhưỡng.

>> Triều Tiên nhập 100.000 smartphone từ Trung Quốc

>> Máy tính bảng Android “lạ” xuất hiện tại Triều Tiên

>> Lộ diện tablet Android đầu tiên do Triều Tiên sản xuất

>> Triều Tiên đã chạm ngưỡng 2 triệu thuê bao di động

>> Chủ tịch Kim Jong Un dùng điện thoại gì?

001Theo KCNA, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên đã đánh giá cao sự sáng tạo khéo léo và lòng nhiệt thành yêu nước của các cán bộ và nhân viên của nhà máy mà cùng với đó, họ đã đặt một nền tảng vững chắc cho những chiếc điện thoại cầm tay được sản xuất hàng loạt bằng cách tạo ra một quy trình sản xuất điện thoại di động hiện đại mới.

002Ông cũng khen ngợi họ phát triển một chương trình ứng dụng theo kiểu Triều Tiên, cung cấp sự tiện lợi tốt nhất cho người sử dụng trong khi vẫn đảm bảo an ninh nghiêm ngặt.

003Trong chuyến thị sát này, Chủ tịch Kim Jong-un đã được nghe trình bày về năng lực của một chiếc điện thoại cảm ứng.

004Ông lưu ý rằng điện thoại di động sẽ rất tiện lợi cho người sử dụng nếu chức năng camera của máy có lượng điểm ảnh cao.

005Trong số những bức ảnh được KCNA đăng tải còn có hình một chiếc điện thoại di động mới nhất trên thị trường Triều Tiên dùng hệ điều hành Android có tên “Arirang”.

006Sau khi được báo cáo rằng nhu cầu trong dân chúng về điện thoại “Arirang” mà nhà máy mới bắt tay vào sản xuất vài ngày trước hiện đang rất cao, Kim Jong-un cho biết ông rất hài lòng.

007

>> Triều Tiên nhập 100.000 smartphone từ Trung Quốc

>> Máy tính bảng Android “lạ” xuất hiện tại Triều Tiên

>> Lộ diện tablet Android đầu tiên do Triều Tiên sản xuất

>> Triều Tiên đã chạm ngưỡng 2 triệu thuê bao di động

>> Chủ tịch Kim Jong Un dùng điện thoại gì?

Theo Vietnamnet/KCNA

Từ khoá: chủ tịch nước hệ điều hành nhà máy triều tiên máy tính bảng điện thoại

Nguyên liệu – Yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm dinh dưỡng

Tại Việt Nam đã và đang tiêu thụ hơn 200 loại sản phẩm dinh dưỡng có xuất xứ từ các nước Á, Âu… Nhưng hầu hết người tiêu dùng vẫn chưa quan tâm hoặc nắm rõ nguồn gốc nguyên liệu làm ra những loại sản phẩm dinh dưỡng.

Vai trò thông tin bao bì ?

Hiện nay, thị trường sản phẩm dinh dưỡng ngày càng phong phú và đa dạng khiến cho người tiêu dùng thường bị choáng ngợp. Nhiều người lúng túng khi lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con mình vì không có thói quen đọc nhãn bao bì.

Thông tin bao bì đóng vai trò rất quan trọng thường bị người tiêu dùng bỏ qua, đây sẽ là nơi đầu tiên cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin quan trọng nhất về sản phẩm như thành phần dưỡng chất, nhà sản xuất, hạn sử dụng… Các thông tin sản phẩm có thương hiệu và uy tín thường rất rõ ràng, một số loại còn dùng phương pháp đặc biệt để những thông tin trên bao bì không bị mờ, bị mòn do tác động… như sản phẩm dinh dưỡng Imperial Kid XO, Imperial XO, Imperial Majesty XO… Tuy nhiên đối với những sản phẩm kém chất lượng, các thông tin bao bì thường không rõ ràng, màu sắc kém nổi bật.

Bên cạnh đó, nguyên liệu và các thành phần dinh dưỡng của một sản phẩm dinh dưỡng đóng vai trò quyết định của một sản phẩm dinh dưỡng. Và để cho ra đời một sản phẩm tuyệt đối an toàn thì cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt ngay từ nguyên liệu đầu vào.

Nguyên liệu – Yếu tố quyết định

Câu chuyện về quy trình sản xuất để cho ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng cao cấp mang một cái tên ý nghĩa: XO – Hoàn hảo tuyệt vời cho thấy nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm.

Được biết, Tập đoàn Namyang là đơn vị sản xuất các sản phẩm bơ sữa cao cấp XO, I am Mother. Hiện Namyang đang quản lý 874 nông trại chăn nuôi bò sữa, tất cả đều tuân thủ nghiêm ngặt những quy định vệ sinh an toàn chất lượng. Bò được nuôi thả tại những vùng có điều kiện khí hậu thích hợp và môi trường thực sự trong lành, đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào và chất lượng cho các nhà máy chế biến.

Nhà máy sản xuất được ngăn cách với môi trường bên ngoài bởi những bức tường kính trong suốt. Không bụi, không tiếng ồn, thường xuyên được khử khuẩn, các dây chuyền trong khu vực sản xuất lặng lẽ vận hành theo chỉ dẫn của những “cánh tay” robot vô trùng. Khâu duy nhất không thể thiếu đôi bàn tay con người là phần kiểm nghiệm chất lượng sữa bò tại cửa nhập nguyên liệu. Trưởng phòng Nghiên cứu của Nhà máy sữa Cheonan khẳng định: “Tất cả xe bồn chở sữa từ trang trại về nhà máy đều dừng tại đây. Nếu nhận được thông báo không đạt chỉ số an toàn, cánh cửa tự động đóng lại và nguyên liệu kém chất lượng sẽ được đưa đến nơi tiêu hủy”.

Ngoài ra, hệ thống còn được trang bị những thiết bị và công cụ tân tiến nhất nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm an toàn nhất cho khách hàng.

Đặc biệt các sản phẩm mang thương hiệu XO của Namyang phải trải qua hàng trăm bước kiểm tra nghiêm ngặt, Namyang mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của sản phẩm trẻ em cao cấp và suốt hơn nửa thế kỷ qua XO đã biến hàng triệu ước mơ của những ông bố, bà mẹ trở thành hiện thực – ước mơ hoàng đế dành cho con yêu của mình…

Tú Trinh

Từ khoá: thông tin an toàn người tiêu dùng bão dinh dưỡng chất lượng vai trò nhà máy chất lượng sản phẩm tiêu dùng sản phẩm quan trọng

Việt Nam nâng cấp nhà máy in tiền quốc gia

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông tin về việc khởi công dự án mở rộng nhà máy in tiền quốc gia, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2015.

Ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, dự án này sẽ mở rộng nhà xưởng, đầu tư máy móc, thiết bị cho nhà máy in tiền quốc gia nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ trong thời gian trước mắt. Theo tiết lộ từ Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dự án sẽ hoàn thành cuối năm 2014 và đi vào hoạt động từ năm 2015.

Hiện tại, nhà máy in tiền quốc gia nằm ở phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) có nhiệm vụ in đúc tiền, được chuyển thành mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu từ tháng 8/2010. Tính đến thời điểm trước khi chuyển đổi mô hình hoạt động, vốn điều lệ của nhà máy in tiền quốc gia là hơn 720 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này, nhà máy in tiền quốc gia đã hoạt động, sản xuất được hơn 20 năm nên cơ sở vật chất, kho tàng máy móc đều xuống cấp. Do đó, theo ông Đào Minh Tú, việc mở rộng nhà xưởng và nâng cấp trang thiết bị là cần thiết để đảm bảo an ninh, tiền tệ quốc gia.

L.A

Theo Infonet

Từ khoá: nhà nước mở rộng nhà máy gia trang thiết bị vốn điều lệ

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

apple-secret.jpg
Apple là một trong những công ty “giữ mồm giữ miệng” nhất thế giới. Ảnh: Internet

ICTnews – Một số ví dụ chứng minh Apple là công ty giữ bí mật tài tình nhất trong giới công nghệ.

>> Hàng loạt bí mật về Apple bị lộ trong vụ kiện với Samsung/ Apple có “đội an ninh” theo dõi nhân viên

Apple không “ho he” cho cả thế giới biết về bất cứ thứ gì đang diễn ra trong công ty bằng cách kiểm soát chặt chẽ môi trường làm việc, buộc lập trình viên phải gắn sản phẩm vào bàn, yêu cầu nhân viên phủ lên thiết bị một lớp vải đen trong khi vẫn phải làm việc với chúng.

Mọi thứ chỉ được biết ở mức cơ bản. Những nhân viên nào bị nghi ngờ làm lộ thông tin có thể bị điều tra kĩ càng. Dưới đây là một số cách thức Apple đã làm để đảm bảo sự bí mật.

Vợ của một nhân viên Apple phải “quên mọi thứ”

forge.jpg

Một người phụ nữ đã viết câu trả lời trên mạng hỏi đáp Quora cho câu hỏi Apple giữ bí mật bằng cách nào. Kim Scheinberg – tên người phụ nữ – buộc phải quên mọi thứ về dự án phát triển PC chạy hệ điều hành Mac OS mà chồng đang tham gia. Căn nhà của họ thậm chí còn phải cải tạp lại để đáp ứng tiêu chuẩn an ninh của Apple.

Thông tin “nhỏ giọt” về bệnh tình của Steve Jobs

apple-provided-very-little-details-regarding-the-health-of-steve-jobs.jpg

Cố đồng sáng lập Apple Steve Jobs phải chống chọi với bệnh ung thư tuyến tụy và được ghép gan trong thời gian vắng mặt ở công ty. Đại diện Apple từ chối bình luận về sức khỏe của Jobs. Tất nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm song cũng có liên quan tới cổ đông của hãng. Theo Thời báo New York, cách Apple xử lí tin tức về bệnh tình của Jobs khi đó là chưa từng có tiền lệ.

“Xích” sản phẩm vào bàn làm việc

ipad.jpg

Năm 2011, một người tham gia vào dự án iPad cho biết phải làm việc trong căn phòng “không có cửa sổ” và khóa cửa thường bị thay. Người này cùng 3 cộng sự là những người duy nhất được cho phép vào phòng. Apple cần tới tên, số thẻ an ninh của những người được vào phòng. Thậm chí, công ty còn khoan một lỗ vào bàn làm việc và “xích” thiết bị vào bàn. Bên ngoài thiết bị là những cái khung nên họ không thể biết được iPad thực sự trông thế nào dù vẫn chạm vào màn hình, chơi đùa với chúng và viết code.

Apple còn chụp ảnh thớ gỗ từ bàn làm việc để nếu bức ảnh nào bị rò rỉ, họ có thể lần ra dấu vết chiếc bàn. Lập trình viên không thể tiết lộ với bất kì ai, ngay cả với vợ của mình.

Thiết lập hàng rào an ninh tại nhà máy sản xuất

foxconn.jpg

Năm 2010, hãng tin Reuters mô tả các cơ sở sản xuất thiết bị của Apple như một “pháo đài công nghiệp”. Để vào được nhà máy, công nhân phải quét thẻ, bảo vệ dùng máy quét dấu vân tay để xác nhận danh tính của mỗi người. Họ cũng dùng máy phát hiện kim loại và kiểm tra từng người, nếu bị phát hiện có kim loại trong người khi ra khỏi xưởng, cảnh sát sẽ được gọi tới. Phóng viên Reuters còn “tố” bị hai bảo vệ tấn công khi cố gắng đi quanh nhà máy Foxconn gần đó.

Sử dụng nhiều nhà sản xuất

apple-uses-a-variety-of-manufacturers-to-better-track-leaks.jpg

Theo Reuters, để đảm bảo Apple là người duy nhất biết về mọi thứ, hãng nhờ tới rất nhiều doanh nghiệp cung ứng linh kiện cho một sản phẩm. Apple cũng hợp đồng nhiều sản phẩm khác nhau với nhà máy sản xuất để biết quy trách nhiệm cho ai nếu có thông tin rò rỉ.

Mỗi đội độc lập với nhau

group.jpg

Trong cuốn sách “Bên trong Apple”, có đoạn: “Để thảo luận một chủ đề trong cuộc họp, mỗi người phải chắc chắn rằng từng thành phần tham dự đã được “tiết lộ” về chủ đề, đồng nghĩa với việc họ được biết một số bí mật nhất định”. Hệ quả của điều này là nhân viên Apple và dự án của họ là một mảnh trong trò chơi ghép hình. Chỉ những người cấp cao nhất của tổ chức mới biết được bức tranh tổng thể là như thế nào.

Thi thoảng Apple còn dựng cả hàng rào vật lý

wall.jpg

Vẫn theo cuốn “Bên trong Apple”, nhân viên hãng sẽ biết có sản phẩm quan trọng đang được phát triển mỗi khi thợ mộc xuất hiện trong tòa nhà. “Những bức tường mới được dựng lên. Cửa được bổ sung, giao thực bảo mật mới được áp dụng. Những cửa sổ từng trong suốt nay bị làm mờ. Các căn phòng khác còn không có cả cửa sổ. Họ gọi đó là những căn phòng khóa kín. Không một mẩu thông tin nào được lọt ra mà không có lí do”, cuốn sách viết.

Hệ thống theo dõi mạnh mẽ

apple-also-has-a-pretty-intense-tracking-system-for-its-products.jpg

Từ một nhân viên giấu tên trên Quora: “Mọi nguyên mẫu đều được đóng dấu laser với số seri và do hệ thống theo dõi trung tâm (iTrack) giám sát. Bảo mật thực tế cũng rất được ưu tiên, nguyên mẫu cần phải bị khóa khi không sử dụng. Tiếp cận nguyên mẫu bị hạn chế, mặc định trong công ty là đồng nghiệp của bạn không biết bạn đang làm cái gì.

Tiếp cận những khu vực của vài nhóm nhất định (thiết kế sản phẩm, thiết kế công nghiệp) bị hạn chế nghiêm ngặt. Những khu nhạy cảm nhất, như Phòng thiết kế công nghiệp, có lễ tân, máy ảnh bên ngoài để quan sát các vị khách và yêu cầu một người hộ tống.”

Du Lam

Theo BI

Từ khoá: thiết bị thông tin nhà máy nhân viên hệ điều hành bão sản phẩm công ty thiết kế sản phẩm

Mazda tuyên bố không cần sản xuất xe ở châu Âu

Phát biểu với trang Autonews Europe, quan chức điều hành cấp cao của hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản Mazda tại châu Âu Jeff Guyton cho hay hãng xe của ông không cần sản xuất xe ở châu  dù doanh số xe bán ra tại châu lục này đang tăng lên.

Ông Guyton cho hay Mazda đang nhập khẩu các mẫu xe mà hãng này bán ở châu Âu từ Nhật Bản, đồng thời nhận định Mazda khó có thể đạt được mức doanh số xe bán ra tại châu Âu để có thể xây một nhà máy ở khu vực này.

Cụ thể, Mazda sẽ cần phải bán được khoảng 200.000 chiếc xe mỗi mẫu để có thể xây dựng được nhà máy ở đây.

Ông Guyton nói: “Năm tốt nhất của chúng tôi cũng chỉ bán được 320.000 chiếc trong toàn bộ các dòng sản phẩm. Có lẽ nếu ngày nào đó chúng tôi có thể tăng gấp đôi mức doanh số kỷ lục này thì việc xây nhà máy mới có ý nghĩa. Ở thời điểm hiện giờ, việc làm này là vô nghĩa.”

Mazda đã bán được 74.419 chiếc xe trong nửa đầu năm nay ở các nước thuộc Liên minh châu Âu và EFTA, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu là nhờ các mẫu xe như CX-5 crossover và Mazda6.

Mazda sẽ giới thiệu mẫu Mazda3 compact hatchback và sedan mới ở châu Âu vào cuối năm nay. Mẫu Mazda3 sẽ là mẫu xe thứ ba sử dụng công nghệ SkyActiv sau mẫu CX-5 và Mazda6./.

Huy Bình (Vietnam+)

Từ khoá: nhà máy

Mặc quần bò Trung Quốc dễ nhiễm bệnh nan y

Nhu cầu đối với dòng quần jean bụi, mài, rách đang vô tình tạo ra một thực trạng đáng buồn trong ngành công nghiệp may mặc. Có ít nhất 5 nhà máy ở miền Nam Trung Quốc vẫn sử dụng công nghệ phun cát – vốn đã bị cấm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo báo cáo mới đây của nhóm hoạt động vì quyền công nhân có trụ sở tại Hong Kong, công nghệ này có liên quan đến một căn bệnh phổi nan y trong trường hợp sử dụng quá nhiều quần jean.

Phun cát là biện pháp tăng tốc quá trình mài mòn vải được các nhà sản xuất đồ Jean sử dụng. Nó đã trở thành xu hướng vào những năm 1990, 2000. Nhiều thương hiệu trong đó có Armani, Levi Strauss, Benetton, Mango và Burberry đã cấm sử dụng hình thức này vào năm 2004 sau khi một bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra mối liên quan giữa việc phun cát và bệnh silicosis – căn bệnh phổi chết người với nguyên nhân là hít phải silica – một khoáng chất có trong cát.

{keywords}

Năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia sản xuất quần áo lớn của thế giới đã ban hành lệnh cấm sử dụng phương pháp phun cát nhưng các nhà hoạt động thì cho rằng, giới sản xuất đã chuyển công nghệ này tới các quốc gia khác như Bangladesh, Pakistan hoặc Trung Quốc và một số khu vực thuộc Bắc Mỹ.

Các giải pháp thay thế như làm mòn thủ công bằng giấy ráp cũng đang được sử dụng, nhưng chúng có vẻ tốn kém hơn.

Báo cáo trên được thực hiện với 170 cuộc phỏng vấn các công nhân người Trung Quốc vào năm 2011, 2012 tại 6 cơ sở sản xuất quần áo tại Quảng Châu – khu vực sản xuất đồ jean hàng đầu Trung Quốc. Công nhân cho biết, họ mài mòn quần jean bằng súng hơi có chứa cát mài. Những người này thường phải làm việc 12 giờ mỗi ngày với mức lương khoảng 330-1.140 USD mỗi tháng để phun cát cho khoảng 500-600 đôi quần jean.

Điều đặc biệt là một số cơ sở này lại là nhà cung ứng cho các thương hiệu thời trang phương Tây đình đám. Một công nhân đến từ nhà máy may Zhongshan Yida khẳng định vào tháng 11 năm ngoái, công nghệ phun cát vẫn tiếp diễn tại đây mặc dù trước đó, họ đã cam kết dừng lại.

Zhongshan cho biết, họ cung cấp 4% lượng quần Jean được bán trên đất Mỹ đồng thời còn là đối tác cung ứng của cho cả H&M, Levi (theo doanh sách các nhà cung ứng mới nhất của Levi). Năm 2010, Levi và H&M đã cấm việc sử dụng công nghệ phun cát đối với tất cả các sản phẩm của họ.

Yida hiện vẫn chưa đưa ra bình luận gì sau báo cáo, nhưng một nhà phát ngôn của Levi cho biết trên hãng tin Quartz rằng họ đã xác nhận việc Yida dừng sử dụng công nghệ này vào năm 2009 và loại bỏ thiết bị phun cát vào tháng 2/2012.

Hãng này cho hay, vào hồi tháng Giêng năm ngoái, ban quản lý một nhà cung ứng khác của Levi đã gửi ảnh tới để chứng minh rằng tất cả các thiết bị phun cát đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, báo cáo này cho hay, nhà máy đã yêu cầu công nhân giấu máy móc khi thanh tra đến kiểm tra. H&M khẳng định với Quartz rằng họ đã làm việc với Yida nhưng không hề đặt quần áo sử dụng công nghệ phun cát từ bất cứ nhà cung cấp nào kể từ năm 2010.

Từ khoá: công nhân nhà máy gia trung quốc công nghệ bão