Bảo dưỡng xe trong mùa mưa

dnsgtuan_small.png

Trong mùa mưa, việc “dầm mưa”, “lội nước”, thậm chí phải “bơi” qua những con phố biến thành sông đã không còn xa lạ đối với những người ngồi sau vô lăng. Nhưng làm sao để “an toàn trong mưa” mà vẫn giữ xe luôn bền thì phải biết cách…

Đọc E-paper

>> Mỗi lái xe phải là một chuyên gia

>> Làm đẹp cho “xế hộp”

>> “Thông mũi” cho ô tô

>> Kinh nghiệm sử dụng điều hòa ôtô

>> Lắp thêm công nghệ hỗ trợ gì cho xe hơi?

Vận hành xe trong mưa, điều mà các lái xe ngại nhất là vượt qua những con đường ngập nước, bởi khó biết nước ngập nông hay sâu. Nước nông, lái xe có thể vượt qua dễ dàng, nhưng nếu nước ngập sâu mà vẫn chạy thì xe có thể chết máy. Một khi xe chết máy thì có khả năng hỏng tay biên, thậm chí là hỏng động cơ.

Theo các trung tâm cứu hộ giao thông, phần lớn xe gọi cứu hộ trong mùa mưa thường là bị hỏng động cơ. Khi đi qua những vùng nước ngập, lái xe thường không để ý hốc hút gió nằm ngay trên lưới tản nhiệt. Khi nước tràn vào hốc hút gió sẽ lập tức làm xe chết máy. Khi xe đã chết máy mà bác tài vẫn cố gắng đề nổ sẽ rất dễ khiến xe hỏng động cơ, đặc biệt là hỏng tay biên. Và một khi tay biên bị hỏng sẽ dễ dẫn đến động cơ máy bị phá hủy. Chi phí để khắc phục những hư tổn này không hề rẻ. Với những dòng xe phổ thông, việc thay tay biên tốn khoảng 40 – 50 triệu đồng, nhưng thay động cơ thì coi như tốn gần bằng một nửa chiếc xe.

Một vấn đề nữa mà các bác tài hay gặp phải khi cố vượt qua những vùng ngập nước là hỏng hệ thống điện. Dù xe không chết máy, không hỏng động cơ nhưng khi nước ngập cũng có thể gây chập và hỏng các thiết bị điện trên xe. Trường hợp bị nước thấm vào sàn, nên mang xe đến garage để tháo ghế vệ sinh, tránh gây tổn hại cho hệ thống điện điều khiển ghế cũng như ngăn chặn ẩm mốc.

Hãy thường xuyên bảo dưỡng xe trong mùa mưa

Trong tình trạng bất khả kháng, buộc phải băng qua những chỗ nước ngập sâu, các chuyên gia bảo dưỡng khuyên nên tắt công tắc A/C (điều hòa), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm. Nếu xe chết máy không nên cố khởi động lại động cơ mà hãy gọi ngay cho cứu hộ giao thông.

Tại các thành phố lớn có rất nhiều trung tâm cứu hộ giao thông phục vụ nhu cầu này. Các công ty bảo hiểm ô tô cũng áp dụng dịch vụ cứu hộ miễn phí cho những khách hàng mua bảo hiểm xe. Thông thường, dịch vụ cứu hộ được các công ty bảo hiểm áp dụng miễn phí trong nội thành và tính phí hợp lý đối với xe gặp sự cố ở ngoại thành. Ở các tỉnh, dịch vụ cứu hộ của các công ty bảo hiểm cũng được triển khai nhưng mức phí tính theo kilômét.

Trong tình trạng bất khả kháng, buộc phải băng qua những chỗ nước ngập sâu, nên tắt công tắc A/C (điều hòa), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm. Nếu xe chết máy không nên cố khởi động lại động cơ mà hãy gọi ngay cho cứu hộ giao thông. Tại các thành phố lớn có rất nhiều trung tâm cứu hộ giao thông phục vụ nhu cầu này.

Nếu xe không gặp những sự cố trên nhưng sau một thời gian đi mưa cũng nên hút, sấy, khử mùi cho nội thất xe. Sau khi vệ sinh xe, nên chăm sóc các chi tiết da bằng hóa chất chuyên dụng. Cũng nên chú ý đến việc làm sạch xe sau những chuyến “dầm mưa” vì khi tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn sẽ làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe dẫn đến hiện tượng kẹt cứng khâu khớp. Nhiều người thường cho rằng, nên chờ qua nhiều cơn mưa, nhiều ngày mới rửa xe để đỡ tốn kém và đỡ mất thời gian.

Điều này đúng về mặt kinh tế nhưng không đúng về mặt kỹ thuật. Nếu muốn tăng tuổi thọ xe, sau những lần đi mưa hoặc xe phải vượt qua những đoạn đường bùn đất, phải vệ sinh xe ngay. Các chuyên gia kỹ thuật ô tô cho rằng, mặc dù các chi tiết dưới gầm xe đều dùng sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian, công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô xy hóa. Không những thế, bùn đất có thể lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, làm mòn các chi tiết, khiến các khớp này kẹt cứng.

Bên cạnh việc làm sạch xe, bác tài cũng nên lưu ý đến việc kiểm tra dầu, bộ lọc gió và quan trọng nhất là phải mang xe đến các trạm bảo hành để bảo dưỡng xe.

Từ khoá: gia bảo hiểm xe khách hàng mua bảo hiểm bảo hiểm hệ thống điện công ty bảo hiểm vượt qua công ty mua bảo hiểm xe dịch vụ bão chuyên gia giao thông bất khả kháng mua bảo hiểm

6 ngộ nhận về triệt lông

Xung quanh việc xóa bỏ lông của chị em hiện vẫn còn nhiều băn khoăn, hãy cùng các chuyên gia giải đáp những thắc mắc này.

anh_1_VnE.JPG
Tẩy da chết cũng là bước quan trọng khi loại trừ lông.

Triệt lông và tẩy da chết

Dù bạn chọn bất cứ hình thức tẩy lông nào thì tẩy da chết luôn là công đoạn quan trọng. Đây là bước đầu tiên để giúp bạn đạt hiệu quả triệt lông cao. Bước này giúp loại bỏ các sợi lông mọc vào trong da, giúp da bạn mịn màng, sạch sẽ và sẵn sàng cho quá trình tẩy lông dễ dàng. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho những ai hay gặp trường hợp lông mọc ngược trong da, đó là hãy sử dụng loại kem dưỡng thể hàng ngày có chứa axit hydroxyl. Những loại kem này giúp kết cấu các tế bào da chết mềm hóa, ngăn không cho lông bị bít tắt lại. Nên thoa kem dưỡng thể này ít nhất là 2-3 ngày trước khi bạn có ý định đánh bay đám lông đáng ghét.

Thời điểm cạo lông không quan trọng

Chị em thường bắt đầu ý định cạo lông khi cảm thấy cơ thể trở nên rậm rạp, tạo cảm giác khó chịu hoặc tranh thủ bất cứ lúc nào rảnh rỗi trong ngày. Không ít bạn nữ chọn thời điểm ngay sau khi tắm vào buổi sáng sớm, tâm đắc cho rằng như thế tiết kiệm được thời gian. Đó là một sai lầm lớn. Bởi khi chúng ta ngủ, đôi chân hơi sưng lên, che giấu đi ít nhiều lông so với bình thường. Do đó, thời gian phù hợp để bạn dọn dẹp được triệt để những sợi lông ấy là vào buổi tối. Và bạn sẽ có kết quả ưng ý.

Nhiệt độ nóng giúp tẩy lông tốt hơn

Nhiều bạn nữ thư thái ngâm mình trong nước nóng sau một ngày dài mệt mỏi và tranh thủ… wax luôn. Nhưng nước nóng khiến chân bạn tạm thời phồng hơn và nếu cạo ngay, da chân bạn sau đó sẽ sần sùi và lởm chởm.

anh_2_VnE.JPG
Không nên tẩy lông khi tắm nước nóng.

Có thể tái sử dụng dao cạo

Dường như ai cũng ý thức được việc tái sử dụng không an toàn, nhưng vì khá bất tiện nên nhiều phụ nữ làm ngơ với yêu cầu tối quan trọng này. Bạn dùng dao cạo xong, để lại trong phòng tắm cả tuần, mất vệ sinh và gỉ sét, rồi sau đó bạn tiếp tục lấy nó ra làm nhiệm vụ… chỉnh sửa nhan sắc của mình. Không những cùn, khó hiệu quả, nó còn thiếu an toàn, dễ làm da sưng tấy. Một lời khuyên chân thành của các chuyên gia da liễu là bạn không nên tái sử dụng dao cạo.

Wax lông ngày đèn đỏ

Các bác sĩ cảnh báo cho các bạn nữ nào nhạy cảm với các cơn đau cần phải chú ý thời gian wax. Khi bạn đang trong những ngày “đèn đỏ”, các hormone đang có sự thay đổi, lượng tuần hoàn máu gia tăng và thần kinh của bạn cũng trở nên căng thẳng, lo lắng hơn ngày thường. Điều này sẽ biến việc thổi bay đám lông kia trở thành nỗi ám ảnh nặng nề. Vì thế bạn nên chọn thời điểm wax vào giữa chu kỳ.

anh_3VnE.jpg
Tẩy lông hiệu quả và tiết kiệm cần sự hỗ trợ của các chuyên gia thẩm mỹ.

Tự tẩy lông giúp tiết kiệm thời gian

Một số bạn tự tìm mua đầy đủ đồ nghề để tự tiến hành tại nhà bất cứ khi nào rảnh rỗi và tin rằng đó là cách tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Đây cũng là một ngộ nhận lớn bởi tại các hệ thống spa chuyên nghiệp,lông của bạn được triệt kỹ lưỡng, nhanh chóng và hầu như chúng không thể quay trở lại để làm phiền bạn nữa.

Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để wax đi wax lại hàng tuần, hàng tháng, loay hoay với việc chọn công cụ, chọn thời điểm, làm theo nguyên tắc nào là hợp lý. Nhân viên tư vấn tại các hệ thống spa uy tín sẽ hỗ trợ thông tin và tư vấn cẩn thận cho bạn để đạt được kết quả cao.

Địa chỉ liên hệ tư vấn miễn phí: Hệ thống Lavender spa.

– 65B Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 0439423939, 0439423636

– 28 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội: 0473099999; 0422199199

– 35 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3, TP HCM. Tel: 08 39333219; 08 39333218

Website: http://www.lavenderspa.vn.

Facebook: http://www.facebook.com/spalavender.

(Nguồn: Lavender Spa)

Từ khoá: quan trọng hiệu quả gia chuyên gia tiết kiệm

Ngã nhào với cổ phiếu ngành điện

> Giải mã giá điện tăng

> Tâm trạng ‘khó tả’ của Bộ trưởng Công thương khi tăng giá điện

TP – Trong khi nhiều nhà đầu tư mắc kẹt vì ném tiền vào cổ phiếu ngành điện, nhiều doanh nghiệp thủy điện, nhiệt điện cho biết, thu được lãi lớn nhờ việc kinh doanh khá khả quan trong 6 tháng đầu năm.

Các chuyên gia cho rằng, với giá điện tăng từ 1/8 và tình hình thủy văn thuận lợi cuối năm, trong các quý tới, nhiều doanh nghiệp ngành điện sẽ tiếp tục lãi lớn
Các chuyên gia cho rằng, với giá điện tăng từ 1/8 và tình hình thủy văn thuận lợi cuối năm, trong các quý tới, nhiều doanh nghiệp ngành điện sẽ tiếp tục lãi lớn.

Mắc kẹt

Khác với tâm trạng hoan hỷ trong hai ngày đầu tiên ôm cổ phiếu ngành điện với kỳ vọng việc điều chỉnh giá sẽ giúp các doanh nghiệp có động lực “thăng hoa”, tăng doanh thu, hàng loạt nhà đầu tư đã phải nghiến răng chấp nhận cắt lỗ để bảo toàn vốn.

Anh H., nhà đầu tư tại sàn Bảo Việt và VCBS cho biết, thị trường ảm đạm nhiều tháng qua nên khi ngành điện bất ngờ tăng giá cuối ngày 31/7, anh và một người bạn ôm vào tổng cộng hơn 30.000 cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành điện như KHP của Cty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa, VHS của Cty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh và PPC của Cty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. “Sau khi các chuyên gia mổ xẻ về giá điện, nhiều cổ phiếu ngành điện lập tức quay đầu giảm điểm. Sau đúng 1 tuần, đến giờ chúng tôi bị lỗ ước chừng hơn 50 triệu đồng”, anh H. cho biết.

Cũng dính “quả đắng” tương tự, anh Nguyễn Thiện Đức, nhà đầu tư tại sàn ACB cho biết, sau khi ném tiền với kỳ vọng kiếm lời từ việc cổ phiếu ngành điện tăng “ăn theo” giá điện tăng, nhiều mã cổ phiếu quay đầu lao dốc trong suốt cả tuần qua khiến anh gần như cháy túi.

Ngày 1/8, giá NBP của Cty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình lên 13.600 đồng, nay còn 12.800 đồng/cổ phiếu. BTP từ 15.300 đồng đến nay xuống còn 13.600 đồng/cổ phiếu, RHC của Cty Thủy điện Ry Ninh II cũng giảm mạnh từ 16.800 đồng xuống 15.600 đồng/cổ phiếu. “Bạn bè khuyên cắt lỗ nhưng với việc một số doanh nghiệp ngành điện bắt đầu công bố lợi nhuận khủng đạt được trong 6 tháng qua, hy vọng giá nhiều mã sẽ quay đầu đi lên trong tuần tới”, anh nói.

Về việc nhà đầu tư mắc kẹt với cổ phiếu ngành điện, đại diện Cty chứng khoán FPT (FPTS) khuyến nghị nhà đầu tư nên tạm dừng việc giải ngân và chờ đợi thị trường cân bằng hơn cùng những diễn biến tiếp theo của thanh khoản. Nếu xu hướng tiếp tục đi xuống thì việc xem xét giảm tỷ lệ cổ phiếu là cần thiết, đặc biệt là khi chênh lệch giữa hoạt động mua – bán của khối ngoại vẫn tiếp diễn theo chiều hướng tiêu cực.

Kêu khó DN vẫn lãi lớn

Trong khi người dân chật vật lo giá cả tăng theo giá điện, nhà đầu tư liên tục mắc kẹt với cổ phiếu ngành điện (cả trong và ngoài EVN), nhiều doanh nghiệp ngành điện hồ hởi thông báo đạt mức lợi nhuận khủng trong quý II và cả trong sáu tháng đầu năm.

Theo báo cáo tài chính vừa được Cty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) công bố, trong quý, doanh thu thuần của Cty đạt 1.851 tỷ đồng, lũy kế sáu tháng đạt 3.623,5 tỷ đồng. Lãi ròng quý II của Cty đạt tới 366,6 tỷ đồng (gấp 5,6 lần so với cùng kỳ) còn tính lũy kế sáu tháng đạt 1.310 tỷ đồng (tăng gấp 6,6 lần so với cùng kỳ).

Một doanh nghiệp nhiệt điện khác cũng công bố mức lợi nhuận khủng là Cty CP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP). Riêng trong quý II, Cty đạt doanh thu tới 413 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ), lũy kế sáu tháng đầu năm đạt hơn 790 tỷ đồng. Đặc biệt, nhờ đánh giá lại khoản chênh lệch tỷ giá vốn vay ngoại tệ, lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm của BTP tăng 25%, đạt hơn 70 tỷ đồng.

Miền Trung và Tây Nguyên, nhiều đơn vị vẫn có kết quả kinh doanh khá tốt. Như Cty CP Thủy điện Sông Ba (SBA) trong quý vừa qua đạt kết quả khá khả quan với lợi nhuận sau thuế hơn 2,7 tỷ đồng (tăng 54,6%). Cty CP Thủy điện Nậm Mu (HJS) cũng thông báo đạt lợi nhuận sau thuế trong quý 9,7 tỷ đồng (tăng 22%). Theo giải trình của HJS, việc lợi nhuận quý II tăng mạnh so với cùng kỳ là do giá vốn bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Cty CP Thủy điện Cần Đơn (SJD) cũng báo lợi nhuận tăng gần 12 tỷ đồng.

Cùng có mặt trong danh sách báo lãi có Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung (SEB) với doanh thu thuần quý II đạt gần 26 tỷ đồng, lãi đạt 11,7 tỷ đồng. Lũy kế sáu tháng đầu năm, SEB lãi gần 27 tỷ đồng. Được đánh giá kinh doanh không thuận lợi trong sáu tháng đầu năm nhưng Cty CP Đầu tư Điện Tây Nguyên (TIC) lãi ròng 4,6 tỷ đồng trong quý II, tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm, TIC lãi ròng 4,8 tỷ đồng tăng 5 lần so với mức 940 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo tài chính quý II của Cty CP Thủy điện Thác Bà (TBC), lợi nhuận quý 2/2013 tăng trưởng mạnh là do giá bán điện tăng và doanh thu tăng thêm do Công ty tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Theo các chuyên gia, dù kêu về tình hình khô hạn, kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong các tháng đầu năm nhưng các doanh nghiệp điện vẫn đạt được mức lợi nhuận khủng, cho thấy lợi nhuận từ đầu tư ngành điện rất lớn. Dự báo, với việc giá điện tăng thêm 5% từ 1/8 và tình hình thủy văn đang rất tốt như hiện nay, đến cuối năm sẽ có nhiều doanh nghiệp ngành điện báo lãi khủng hơn nữa (?!).

Phạm Tuyên

Từ khoá: thị trường bão doanh thu cổ phiếu lợi nhuận quản lý doanh nghiệp doanh nghiệp chi phí quản lý kinh doanh gia chuyên gia cổ phần

Nga sẽ mời Snowden làm chuyên gia ở Thượng viện

THX đưa tin, Hãng thông tấn Interfax của Nga ngày 6/8 dẫn lời ông Ruslan Gattarov, một thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga cho biết cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, người vừa được cấp giấy phép tạm trú tại Nga, có thể sẽ được mời làm chuyên gia cho nghị viện nước này.

Ông Gattarov nói: “Tôi sẽ thảo luận với Snowden về khả năng hợp tác với nhóm công tác (phụ trách vấn đề quyền riêng tư của công dân và an ninh dữ liệu cá nhân).”

Ông Gattarov, một thành viên Đảng nước Nga Thống nhất (UR) cầm quyền, là Chủ tịch Ủy ban Chính sách Thông tin của Thượng viện Nga vốn phụ trách nhóm công tác trên.

Nhóm này đang chuẩn bị một dự luật siết chặt quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên mạng. Ông Gattarov coi Snowden là “một chuyên gia trình độ cao” trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu, do đó có thể giúp các công ty Internet Nga xây dựng một phần mềm chống rò rỉ thông tin.

Theo các chuyên gia Nga, cơ quan chức năng nước này có thể sử dụng cựu nhân viên CIA theo cách mà họ muốn vì người làm rò rỉ thông tin tình báo Mỹ bị thực sự bị kẹt tại Nga cả đời và không còn cách nào khác ngoài việc “bắt tay” với đất nước đã cho anh ta nương náu./.

(Vietnam+)

Từ khoá: dữ liệu thông tin gia chuyên gia

Binh lực đóng ở biên giới Trung-Ấn nghiêng về Ấn Độ: 8 chọi 1

(GDVN) – Ấn Độ đã phê chuẩn thành lập lực lượng tấn công miền núi chống TQ, quy mô 2 sư đoàn phản ứng nhanh, chủ yếu trang bị lựu pháo và trực thăng.

Lựu pháo M777 do Mỹ chế tạo

Ngày 18 tháng 7, trang mạng “The Times of India” Ấn Độ đưa tin, ngày 17 tháng 7 Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ chính thức phê chuẩn kế hoạch thành lập một lực lượng tấn công miền núi dọc biên giới Ấn-Trung. Ấn Độ hy vọng qua đó lấp đầy khoảng cách với Quân đội Trung Quốc ở tuyến kiểm soát thực tế.

Nhưng chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, so với Quân đội Trung Quốc, Quân đội Ấn Độ duy trì ưu thế về số lượng hàng năm ở khu vực biên giới Ấn-Trung.

Lần đầu tiên cho phép có năng lực tấn công Tây Tạng

Tờ “The Times of India” cho biết, đây sẽ là lực lượng tấn công thứ tư của Ấn Độ, cũng là lực lượng tấn công đầu tiên của Ấn Độ tiến hành tác chiến tấn công miền núi, lực lượng tấn công chủ yếu dùng để tiến vào lãnh thổ của địch thực hiện tác chiến tấn công. Kế hoạch này tiêu tốn 640 tỷ rupee (khoảng 65,9 tỷ nhân dân tệ), hoàn thành trong 7 năm. Mấy năm gần đây, kế hoạch này luôn bị “treo” do khó khăn tài chính.

Bộ tư lệnh lực lượng tấn công miền núi trong kế hoạch sẽ ở bang West Bengal, “lần đầu tiên cho phép Ấn Độ phát động tấn công đối với Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc”.

Lực lượng tấn công miền núi sẽ sở hữu 2 sư đoàn vùng cao dùng để phản ứng nhanh. Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn đề xuất thành lập 2 lữ đoàn bộ binh khác và 2 lữ đoàn thiết giáp độc lập, điều đến những chỗ mỏng yếu của tuyến kiểm soát thực tế Ấn-Trung. Nếu tất cả các kế hoạch đều được thực hiện, tổng đầu tư sẽ đạt 810 tỷ rupee.

Trang mạng “New Indian Express” cho rằng, việc thành lập lực lượng tấn công miền núi sẽ tăng cường “năng lực tác chiến mang tính tấn công nhằm vào nước láng giềng Trung Quốc”. Lực lượng này sẽ gồm 50.000 binh sĩ và trang bị tác chiến miền núi đặc chủng, công tác thành lập hoàn thành vào năm 2020, tài chính sẽ được lấy từ kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và 13.

Máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk do Mỹ chế tạo

Lực lượng tấn công miền núi “có thể chạy, có thể đánh”

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc, trong danh sách tác chiến của Ấn Độ, lực lượng tấn công chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến tấn công, trang bị tiên tiến đều có hạn.

Hiện nay, 3 lực lượng tấn công của Ấn Độ chủ yếu nhằm vào Pakistan. Do chú trọng tới tấn công, lực lượng tấn công có lực lượng thiếp giáp tương đối mạnh. Còn lực lượng miền núi thường là lực lượng gọn nhẹ, dễ cơ động ở miền núi. Lực lượng tấn công miền núi của Ấn Độ kết hợp 2 ưu thế với nhau, “có thể chạy, có thể đánh”.

Về trang bị, các trang bị như lựu pháo siêu nhẹ và máy bay trực thăng dùng cho cao nguyên sẽ là trọng điểm. Lực lượng tấn công miền núi của Ấn Độ rất có thể sẽ trang bị lựu pháo siêu nhẹ M777 đường kính 155 mm do Mỹ sản xuất, tầm bắn tối đa là 30 km, tốc độ bắn chiến đấu là 5 phát/phút, điều quan trọng nhất là, trọng lượng của nó chỉ chưa đến 5 tấn, có thể do máy bay trực thăng hạng trung mang theo, được cho là trang bị nòng cốt “tác chiến pháo binh” của lực lượng tấn công.

Một trang bị then chốt khác là máy bay trực thăng, UH-60 có tính năng hoạt động tốt trên cao nguyên rất có thể trang bị cho lực lượng tấn công miền núi Ấn Độ, ngoài ra còn có thể trang bị một số máy bay trực thăng CH-47 hoặc Mi-171 do Nga chế tạo.

Lục quân Ấn Độ trông đợi, lực lượng tấn công miền núi có thể sử dụng máy bay trực thăng vận chuyển lựu pháo, hành động mau lẹ, có thể giành được ưu thế hỏa lực ở khu vực cao nguyên, đồng thời thuận lợi cho lực lượng miền núi của mình tiến hành các hành động cơ động thẳng đứng trên không và bao vây, dùng phương thức đổ bộ hoặc nhảy dù đột nhập vào chiều sâu của kẻ thù để tác chiến.

Máy bay trực thăng CH-47 Mỹ mang theo lựu pháo M777

Còn về xe thiết giáp, theo tờ “India Defence Online”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định trang bị xe chiến đấu bộ binh “Abhay” nội địa, hệ thống động lực của nó mặc dù cũng có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu dưỡng khí ở cao nguyên, góc bắn của hệ thống vũ khí cũng lớn hơn, càng phù hợp với nhu cầu tác chiến miền núi.

Trung-Ấn ai chiếm ưu thế về binh lực ở biên giới?

Tờ “The Times of India” cho biết, Trung Quốc sở hữu ít nhất 5 căn cứ không quân ở dọc tuyến biên giới Trung-Ấn, một mạng lưới đường sắt rộng và hơn 58.000 km2 đường bộ. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc điều động trên 30 sư đoàn tới tuyến kiểm soát biên giới (mỗi sư đoàn có 15.000 binh sĩ), tạo ưu thế 3 chọi 1 về quân số.

Theo báo chí Ấn Độ, Trung Quốc đã triển khai 13 trung đoàn biên phòng ở biên giới với Ấn Độ, tổng cộng 200.000 quân. “Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, Ấn Độ muốn đạt đượng trạng thái ngang ngửa với Trung Quốc ở khu vực biên giới, cần có thời gian vài năm”.

Tuy nhiên, có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ thổi phồng quá mức mối đe dọa từ Trung Quốc. Căn cứ vào tài liệu của truyền thông nước ngoài, ở biên giới Trung-Ấn, Ấn Độ ít nhất luôn chiếm ưu thế về số lượng. Biên giới Trung-Ấn chia làm 3 đoạn gồm đông, giữa và tây, trọng điểm quan tâm của Quân đội Ấn Độ là đoạn phía đông và ở giữa.

Máy bay trực thăng Mi-17-1V của Lục quân Ấn Độ chuyển vật tư

Trong 11 quân đoàn của Lục quân Ấn Độ hiện nay, phụ trách tác chiến đối với Trung Quốc ở biên giới Trung-Ấn chủ yếu có quân đoàn 4, quân đoàn 33 và quân đoàn 15. Quân đoàn 4 phụ trách khu vực phía đông, tổng binh lực khoảng 50.000 quân.

Quân đoàn 33 đóng quân ở Siliguri, được cho là “thê đội 2” của Ấn Độ sẵn sàng tiến hành chiến tranh với Trung Quốc; quân đoàn 15 chủ yếu phụ trách tác chiến với Trung Quốc ở đoạn phía tây biên giới Trung-Ấn, trực tiếp đe dọa đường bộ Karakoram, tuyến đường chiến lược kết nối Trung Quốc-Pakistan.

Ngoài những đơn vị Lục quân thường trú nêu trên, mấy năm gần đây, Ấn Độ còn liên tiếp tăng quân ở biên giới Trung-Ấn. Theo báo chí nước ngoài, quân số Lục quân ở biên giới của hai bên Trung-Ấn nhiều năm luôn duy trì khoảng 8 chọi 1, Ấn Độ chiếm ưu thế tuyệt đối.

Về không quân, chỉ ở bang Arunachal (Trung Quốc gọi là khu vực nam Tây Tạng), sân bay quân dụng của Ấn Độ có tới 8 chiếc. Ở hướng miền trung Nepal và Bhutan thuộc đoạn phía đông và đoạn giữa, Không quân Ấn Độ đã xây dựng 3 sân bay quân dụng. Ấn Độ cũng đã triển khai tên lửa đạn đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân ở gần biên giới Trung-Ấn.

Máy bay vận tải IL-76 tại một sân bay của Ấn Độ
Ấn Độ có nhiều sân bay trực thăng ở bang Arunachal
Máy bay vận tải An-32 của Không quân Ấn Độ
Xe tăng chiến đấu Arjun MKII Ấn Độ
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 Ấn Độ
Bộ binh miền núi Ấn Độ huấn luyện tại đại bản doanh Siachen Glacier
  • Hoàn Cầu: “Việt Nam nhập radar chống tàng hình triển khai ở Biển Đông”
  • Tân Hoa Xã: Việt Nam chọn giải pháp mua tàu ngầm của Nga
  • Báo Phượng Hoàng: Nhật Bản “dân tộc ưu tú nhất” chỉ coi TQ là hổ giấy
  • Đông Bắc Á diễn tập dồn dập, Nhật Bản -Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu
  • 2 phi công quân sự Việt Nam bình tĩnh cứu máy bay khi đang huấn luyện
  • Syria có ít nhất 25 lữ đoàn phòng không, 150 dàn tên lửa
  • Hệ thống dẫn đường GPS nâng cấp bỏ xa hệ thống Bắc Đẩu Trung Quốc
  • Nga bắt đầu sử dụng tổ hợp máy phóng mô phỏng tàu sân bay NITKA
  • Máy bay J-31 sẽ vĩnh viễn không được đưa vào trang bị của Trung Quốc?
  • Hoàn Cầu: Philippines tập hợp biểu tình chống TQ trên toàn cầu

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ “theo báo Giáo Dục Việt Nam” hoặc “theo Giaoduc.net.vn”. Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục… của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! – Facebook

Tra cứu điểm thi ĐH – CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/Home.mvc/Index

Từ khoá: quân sự quân đội bão tấn công quán ăn việt nam gia khó khăn tài chính máy bay kế hoạch trung quốc triển khai chuyên gia

Điều hành giá xăng dầu: Nửa vời thị trường

(DĐDN) – Các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối lại rục rịch đòi tăng giá. Chuyện tăng hay giảm giá bán xăng dầu trong nước do ảnh hưởng của giá dầu thế giới đã từ lâu không còn là vấn đề mà dư luận quan tâm. Tuy nhiên, điều mà người dân và DN luôn băn khoăn là cơ chế điều hành giá xăng dầu của liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, trong mỗi kì biến động giá.

nuavoithitruong11a1-36da0.jpg

Theo số liệu Bộ Tài chính vừa công bố, tính từ đầu năm đến ngày 30/6/2013, các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu đã trích được hơn 2.231,4 tỉ đồng vào quỹ BOG, trong khi mức sử dụng đã lên tới gần 2.932,4 tỉ đồng. Cộng với số tồn quỹ đầu năm (khoảng 756,383 triệu đồng), tại thời điểm 30/6, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư hơn 55,4 tỉ đồng, giảm hơn 700 tỉ đồng so với cuối năm 2012.

Từ hơn 3 năm trở lại đây, việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện theo các quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Nghị định 84 quy định, xăng dầu được điều hành kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới đảm bảo chia sẻ hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, DN và người tiêu dùng.

Nhiều bất cập từ cơ chế

Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá qua các lần điều chỉnh tăng, giảm giá, việc điều hành giá không đúng với diễn biến của giá thị trường thế giới. Nhiều trường hợp, giá trong nước tăng không kịp với giá thế giới khiến các DN găm hàng, chờ thời điểm có lãi mới bán. Không ít DN đã tìm mọi cách trì hoãn để không bán hàng, như mất điện, bảo trì hệ thống, hỏng máy… Suy cho cùng, đây là chuyện đương nhiên trong hoạt động kinh doanh.

Có thể khẳng định, DN kinh doanh xăng dầu găm hàng hay gom hàng là lỗi cơ chế quản lý giá. Theo ông Ngô Trí Long – nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý giá Bộ Tài chính, cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, đã Nhà nước định giá thì Nhà nước quyết định hoàn toàn. Còn nếu đã trao quyền tự chủ cho DN thì phải để DN toàn quyền tự quyết tăng hoặc giảm giá. Nhà nước chỉ can thiệp bằng các công cụ điều hành vĩ mô. Sự nửa vời này ở chỗ, chúng ta chưa trao toàn bộ quyền tự chủ cho DN. Trên thế giới, không nước nào cho DN tự định giá nhưng lại phải thông qua Nhà nước.

Bên cạnh đó, chúng ta đã công bố là điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Thị trường lên xuống từng ngày, từng giờ. Vậy mà, theo quy định, chúng ta phải đợi đến 30 ngày nhập khẩu mới được tăng, giảm. Đó là điều bất hợp lý. Với khoảng thời gian dài như vậy, DN hoàn toàn có thừa thời gian găm hàng để đạt mục tiêu lợi nhuận cao.

Trong cơ chế thị trường, chỉ có một trong hai chủ thể có quyền định giá, là Nhà nước hoặc thị trường. Nếu thị trường độc quyền thì giá do Nhà nước quy định, còn thị trường cạnh tranh thì giá do thị trường quyết định. Tuy nhiên, tại VN, TCty xăng dầu Petrolimex vẫn giữ vị trí thống lĩnh thị trường xăng dầu nội địa với trên 55% thị phần.

Đồng tình, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, để xăng dầu theo đúng giá thị trường phải được hình thành nên từ thị trường. Việc trao quyền tự quyết nửa vời cho DN là một trong những nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu VN gần như không có sự cạnh tranh. Với một thị trường còn mang tính độc quyền, Nhà nước để cho DN tự quyết định giá dù trong biên độ nhỏ, là trái với cơ chế quản lý giá trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để xăng dầu được điều hành theo kiểu lưỡng tính như hiện nay cũng không phải là phương án lâu dài.

Xăng dầu là loại hàng có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Chỉ cần một đợt tăng hay giảm nhỏ cũng tác động ngay tới các chỉ số về giá cả cũng như lợi nhuận của DN. Đơn cử, nếu chỉ chậm giảm giá xăng dầu vài ngày là DN đã có thể đút túi hàng nghìn tỉ đồng nên chẳng dại gì giảm giá. Do đó, người tiêu dùng khó có thể hi vọng các DN vì thương mình mà giảm giá. Chỉ có cách tạo ra một thị trường thực sự để DN phải cạnh tranh nhau tồn tại, người dân mới được hưởng lợi từ sự cạnh tranh này.

Sửa ra sao?

Hiện nay, 70% lượng xăng dầu được nhập khẩu, 30% còn lại được cung ứng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Mỗi lít xăng dầu được nhập khẩu về bán ra thị trường nội địa người dân phải “gánh” hơn 8.000 đồng do rất nhiều khoản thuế, phí; từ thuế giá trị gia tăng, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, môi trường và chi phí kinh doanh xăng dầu. Trong khi đó, tổng lượng tiêu thụ xăng trên thị trường VN hiện nay vào khoảng 1 tỉ lít/tháng.

Từ việc lập quỹ bình ổn, mỗi lít xăng phải tăng thêm 300 đồng, mức chiết khấu đối với đại lí cũng là một trong những nguyên nhân đội giá thành. Do lãi nhiều, nên mức chiết khấu mà các DN đầu mối xăng dầu trích cho các đại lý lên tới 700-800 đồng/lít xăng bán lẻ. Chính vì thế, bán được càng nhiều, DN nhập khẩu càng có lãi. Đây chính là lý do khiến các DN đang có cuộc chạy đua ngầm về mức chi hoa hồng chia cho các đại lý từ 200 đồng tăng lên gấp 4 lần như hiện nay.

Theo quy định hiện hành, việc tăng giảm giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo biến động của giá thế giới. Cụ thể, giá cơ sở tăng 7%, 12%, DN được tự quyết định giá bán, tăng trên 12% Nhà nước can thiệp. Bộ Công Thương cho rằng cần thu hẹp biên độ tăng giảm giá tương ứng xuống mức biến động 3%, 5% và 7% để không tăng giá sốc.

Việc quy định giá cơ sở như đề xuất của Bộ Tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu dư luận là minh bạch về giá xăng dầu.

Ông Ngô Trí Long cho rằng, trong bối cảnh thị trường xăng dầu còn độc quyền là chủ yếu, DN sẽ lợi dụng biên độ tăng giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Mục tiêu của DN là lợi nhuận, mà kiếm lợi nhuận thông qua giá là dễ nhất. Còn cơ chế điều hành xăng dầu như hiện nay thì chắc chắn việc tháo gỡ khó khăn trong điều hành xăng dầu khó thực hiện được.

Bộ Công Thương cũng đề xuất phương án khác là quy định con số cụ thể, khi giá cơ sở và giá hiện hành trong nước chênh 500 đồng/lít, DN được tự quyết định giá bán lẻ, nếu mức chênh từ 500 – 1.000 đồng/lít thì DN được quyết định giá bán kết hợp với sử dụng quỹ bình ổn. Liên bộ Tài chính – Công Thương chỉ can thiệp khi mức chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá cơ sở cao hơn 1.000 đồng/lít.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, việc thu hẹp biên độ tăng, giảm giá xăng là một tiến bộ vì có tác dụng thu hẹp quyền của DN trong bối cảnh thị trường xăng dầu chưa hoàn toàn cạnh tranh và DN cũng hết cơ hội xé nhỏ các đợt tăng giá như trước đây. Tuy nhiên, việc quy định giá cơ sở như đề xuất của Bộ Tài chính vẫn còn rối, chưa đáp ứng được yêu cầu dư luận là minh bạch về giá xăng dầu.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương xây dựng nghị định thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Rất nhiều đề xuất được đưa ra từ cả phía cơ quan quản lí nhà nước, DN và chuyên gia. Liệu khi nào xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường? Hay những giải pháp được cho là tình thế vẫn tiếp tục ngự trị? Câu hỏi này chắc khó có thể giải quyết ở một nghị định.

Công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vào tháng đầu quý

Thực hiện công tác công khai Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu, Bộ Tài chính công bố tình hình trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ BOG giá xăng dầu. Hiện nay, việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể:

Thứ nhất, về trích lập Quỹ BOG xăng dầu: Quỹ BOG được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở theo quy định tại khoản 9, Điều 3, Chương I Nghị định số 84/2009/NĐ-CP là 300 đồng/lít (kg) của lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá cơ sở của Thương nhân đầu mối. Trong trường hợp cần thiết Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ BOG cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo để các Thương nhân đầu mối thực hiện. Việc trích lập Quỹ BOG đã được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN.

Thứ hai, về sử dụng Quỹ BOG: DN kinh doanh xăng dầu đầu mối chỉ được sử dụng Quỹ Bình ổn giá vào mục đích bình ổn giá xăng dầu trong nước theo chỉ đạo của Liên Bộ Tài chính – Công Thương (thông qua Tổ Giám sát Liên ngành về giá xăng dầu). Mức sử dụng Quỹ BOG không phải một khoản cố định giống nhau với các chủng loại xăng dầu mà phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành và mục tiêu điều hành giá dựa trên tình hình kinh tế, xã hội trong nước…

Thứ ba, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ BOG: Theo các quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC: các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối phải chấp hành đúng các quy định của Liên Bộ Tài chính – Công Thương về việc trích lập, sử dụng Quỹ BOG (thông qua các thông báo, công văn của Tổ Giám sát Liên ngành); DN không được phép tự động trích, tự động sử dụng tiền từ Quỹ BOG. Quỹ BOG được hạch toán vào tài khoản riêng và chỉ được sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Định kỳ hàng Quý và theo yêu cầu quản lý đột xuất các doanh nghiệp phải báo cáo kết quả trích và sử dụng Quỹ BOG đối với Bộ Tài chính.

Thứ tư, cơ chế công khai, minh bạch trong quản lý Quỹ BOG: Kết thúc các đợt thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về kinh doanh xăng dầu trong đó có nội dung về Quỹ BOG, Bộ Tài chính có Thông cáo báo chí, họp báo công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Trong quá trình điều hành giá xăng dầu, khi thay đổi mức trích, mức chi sử dụng Quỹ BOG, Liên Bộ Tài chính – Công Thương đều có thông cáo báo chí gửi các cơ quan thông tấn báo chí về để giúp dư luận hiểu rõ hơn về định hướng điều hành của Liên Bộ, góp phần bảo đảm công khai, minh bạch trong điều hành giá xăng dầu.

Bá Tú

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: kinh tế nghị định văn bản quy phạm pháp luật tiêu thụ tiêu dùng bộ tài chính lợi nhuận thế giới nền kinh tế gia kiểm tra giá trị gia tăng kinh tế thị trường quy định quyết định người dân giảm giá thị trường tài chính thuế giá trị gia tăng quản lý quỹ minh bạch chuyên gia cạnh tranh bão nhà nước người tiêu dùng kinh doanh

Lại đề nghị tăng giá xăng dầu

Lại đề nghị tăng giá xăng dầu

Dân Việt – (Dân Việt) – Sau lần tăng giá gần đây nhất (ngày 28.6), hiện các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối lại kêu lỗ và xin liên Bộ Tài chính – Công Thương cho phép tăng giá bán.

Cuối tháng 6, một số DN xăng dầu đầu mối lại phát tin vẫn đang lỗ 200 đồng/lít xăng, dầu dù đang được bù lỗ 300 đồng từ Quỹ Bình ổn giá. Đại diện một số DN đầu mối phía Nam cho biết, chiếu theo giá bình quân 30 ngày tính đến 23.6, DN đang lỗ 500 đồng/lít xăng, dầu bán ra.

Tuy nhiên, do đang được bù lỗ 300 đồng từ Quỹ Bình ổn giá nên mức lỗ thực là 200 đồng/lít. Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã công bố, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giảm xuống chỉ còn 55 tỷ đồng từ 756 tỷ đồng tại ngày 30.6.2013, và đây là mức rất thấp. Trong khi đó, tổng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường của ta là khoảng 1 tỷ lít/tháng.

Giá xăng lại ngấp nghé tăng.

Các chuyên gia cho rằng, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu sẽ chỉ có thể đủ trợ giá tối đa 55 đồng/lít để giảm lỗ cho các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu trong tháng 7 này. Thêm vào đó, tiền từ Quỹ Bình ổn chắc chắn là không đủ bù lỗ cho các DN xăng dầu đầu mối.

Trong khi đó, trong báo cáo gửi các bô, ngành, các DN xăng dầu đều đồng loạt kêu giá xăng dầu thế giới từ thời điểm tăng giá gần đây nhất (28.6) vẫn liên tục có xu hướng tăng lên. Cụ thể, giá xăng giao tháng 8 trên sàn hàng hóa New York đã tăng mạnh 9 cent, tương ứng với mức 3%, lên 3,02 USD/gallon.

Bản tin chứng khoán ngày 10.7 của công ty chứng khoán TP.HCM cũng cho biết, giá bán buôn Platt bình quân động 30 ngày tại Singapore gần đây cũng cao hơn 1,14-1,95% so với giá trong nước. Theo giá này, các DN đầu mối lỗ từ 439-480 đồng/lít đối với xăng A92 và 366-395 đồng/lít đối với dầu DO. Còn giá bán buôn Platt bình quân động 10 ngày gần đây cao hơn 1,46-2,39% so với giá trong nước. Theo đó, các DN đầu mối lỗ 419-446 đồng/lít đối với xăng A92 và 523-549 đồng/lít đối với dầu DO.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, nếu giá xăng tăng dưới 400 đồng/lít sẽ tác động 0,25% vào tốc độ tăng CPI theo tháng của tháng 8 và cộng thêm gián tiếp 0,23% vào tốc độ tăng CPI theo tháng của 2 tháng kế tiếp.

Như vậy, rất có thể giá xăng dầu sẽ lại phải tăng thêm một lần nữa trong thời gian ngắn. Nhiều khả năng giá xăng dầu sẽ lại được điều chỉnh tăng từ 350-400 đồng/lít xăng.

Nguồn tin từ Tổ điều hành giá xăng dầu hôm qua (12.7) cho biết, việc các DN xăng dầu kêu lỗ gần đây là có thật. Tuy nhiên, điều chỉnh giá xăng dầu hay không chưa thể nói trước thời điểm nào, bởi tăng giá xăng dầu sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chưa kể, các bộ ngành can thiệp bằng công cụ nào cũng cần phải cân nhắc, có thể là giảm thuế, tăng giá hay tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn vẫn chưa thể công bố trước.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế PGS-TS Ngô Trí Long, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu thêm lần nữa là khó tránh, bởi 70% xăng dầu trong nước phụ thuộc thế giới. Trong khi đó, số dư của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn quá ít, nếu giá thế giới tiếp tục tăng thì việc tăng giá trong nước là khó tránh. Tuy nhiên, ông Long cũng cảnh báo, mặt hàng xăng dầu đang còn độc quyền, nếu DN cứ xin tăng giá là cho tăng khi mới chỉ có biến động nhẹ sẽ khiến người tiêu dùng chịu thiệt.

Mai Hương

Từ khoá: gia chuyên gia bộ tài chính người tiêu dùng thế giới

Doanh nghiệp huy động vàng: Rủi ro thì người gửi trắng tay

Sau thời hạn “đóng” trạng thái huy động cho vay vàng của các ngân hàng thương mại (NHTM), khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới vẫn chưa giảm như kỳ vọng.

Đồng thời, khi ngân hàng nhà nước (NHNN) yêu cầu các NHTM chấm dứt huy động và cho vay vàng thì lại xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện việc huy động vàng trong dân. Điều này có thể khiến thị trường vàng lại đối mặt với thách thức mới đòi hỏi có sự hướng dẫn cụ thể của NHNN nhằm ổn định thị trường.

Sau ngày 30/7, nhu cầu vàng trên thị trường vẫn rất cao. (Ảnh: Dân trí)

Đã hơn 1 tuần kể từ sau thời hạn 30/6, thời điểm mà các NHTM đóng trạng thái huy động và cho vay vàng nhưng NHNN vẫn phải liên tiếp tổ chức phiên đấu thầu để tăng cung ra thị trường vì nhu cầu vàng trên thị trường vẫn rất cao.

Nhu cầu đó xuất phát từ cả phía người dân và NHTM, bởi theo thông tin từ NHNN chi nhánh TP HCM thì vẫn còn 3 ngân hàng chưa hoàn thành việc tất toán với khoảng 490 lượng, riêng đối với trạng thái cho vay vàng, số lượng còn khoảng 9 tấn.

Nhiều ngân hàng còn chưa tất toán được số lượng vàng đã cho khách hàng vay và họ đang đàm phán chuyển đổi các hợp đồng vay vàng sang tiền đồng. Tuy nhiên, để thực hiện không đơn giản vì số vàng huy động gần như không còn, trong khi lượng vàng cho vay còn khá cao. Vì vậy những ngân hàng này sẽ phải mua vàng cân đối trạng thái.

Trong khi đó, một số ngân hàng thực hiện việc chấm dứt huy động vàng dẫn đến tình trạng “nở rộ” dịch vụ giữ hộ vàng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt xuất hiện việc huy động vàng của các công ty kinh doanh vàng. Đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng cho rằng đây là hoạt động huy động hợp pháp.

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn đá quý Doji cho biết: “NHNN không quản lý các hoạt động huy động cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. NHNN chỉ quản lý các hoạt động mang tính chất tín dụng gồm có huy động vàng để cho vay huy động vàng để bán vàng lấy tiền cho vay. Đấy là hoạt động tín dụng của NHTM”.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dù việc huy động vàng của các công ty kinh doanh vàng không bị nhà nước cấm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng gửi vàng bởi đó chỉ là thỏa thuận dân sự, trong khi các doanh nghiệp không có chức năng như tổ chức tín dụng là huy động.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích: “Nếu người dân gửi vàng cho doanh nghiệp như dạng huy động mà lấy cho mình phần lãi suất thì chắc chắn rủi ro cao hơn là vào ngân hàng. Bởi vì khi huy động trong ngân hàng, người dân được tái bảo hiểm dù là tiền lớn, tiền nhỏ, khi có rủi ro cho ngân hàng đó thì công ty tái bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù. Còn các công ty kinh doanh vàng bình thường nhận vàng và cho vay thì khi họ bị phá sản thì theo Luật phá sản. Nghĩa là, DN trang trải trải tất cả các nghĩa vụ sau đó mới trả các khoản vay nếu hết tiền thì người gửi cũng mất theo”.

Việc chấm dứt huy động vàng của các tổ chức tín dụng được thực hiện với mục tiêu dài hạn là chống “vàng hóa” nền kinh tế. Tuy nhiên, những diễn biến của thị trường như thời gian qua cho thấy nhu cầu tích trữ vàng của người dân rất lớn. Vì thế, khi chưa xóa bỏ hình thức cất trữ cũ thì đã và đang hình thành phương thức cất trữ mới.

Do vậy, với vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường, NHNN cũng đối mặt với thách thức là làm thế nào loại bỏ được yếu tố đầu cơ, trục lợi và duy trì được nguồn cung vàng ra thị trường mà không ảnh hưởng đến tỷ giá và dự trữ ngoại hối quốc gia?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nêu rõ: “Nếu các NHTM không được phép huy động vàng sẽ mang lại rủi ro cao cho ngân hàng và khách hàng. Có lẽ nên áp dụng quy định đó với các nhà kinh doanh vàng để tránh tạo ra sự không nhất quán của các tổ chức tài chính, đạt mục tiêu chống vàng hóa. NHNN có khả năng huy động vàng nên có thể phát hành chứng chỉ vàng hay trái phiếu bảo đảm bằng vàng và trả lãi cho người dân, đồng thời NHNN cho chính phủ vay để phục vụ mục đích phát triển kinh tế”.

Trước mắt, vẫn còn nhiều thách thức trong bình ổn thị trường vàng trong dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay, NHNN cần tăng cường thanh, kiểm tra các tổ chức tín dụng cũng như xác định chính xác lực cầu của thị trường, hướng tới bình ổn thị trường vàng./.

Từ khoá: doanh nghiệp gia công ty công ty tái bảo hiểm kinh doanh huy động thách thức nền kinh tế người dân tái bảo hiểm khách hàng kinh tế tín dụng nhu cầu ngân hàng bão thị trường chuyên gia

Vì sao tỷ giá USD tăng nhiệt?

Trong ngân hàng, đôla Mỹ bán ra niêm yết kịch trần, còn trên thị trường “chợ đen”, mỗi USD bán ra đã có giá 21.830 đồng/USD vào sáng 8/7, cao hơn gần 600 đồng so với ngân hàng.

Giá đôla trên thị trường chợ đen ở Hà Nội tiếp tục tăng nhanh trong ngày đầu tuần. Tại Hà Trung, chủ một số điểm thu đổi ngoại tệ cho biết đầu ngày 8/7, giá thu gom USD là 21.770-21.780 đồng nhưng đến trưa, mức giá thu mua đã lên 21.790 đồng, còn bán ra là 21.830 đồng/USD. So với cuối tuần trước, mỗi USD đã tăng thêm hơn 100 đồng ở cả hai chiều mua và bán. “Giá tăng nhiều trong vòng 5-6 ngày trở lại đây, ngay sau khi quy định mới về lãi suất USD có hiệu lực và giá vàng diễn biến bất thường lúc lên lúc xuống, vênh cao so với thế giới”, chủ một điểm thu đổi ngoại tệ ở Hà Trung tiết lộ.

Trên thị trường tự do và ngay cả trong các ngân hàng, tỷ giá mua bán USD đang tăng mạnh và được dự đoán có xuất phát điểm từ việc nhập lậu vàng.

Trong ngân hàng, tính đến hôm nay, đã nhiều ngày đồng bạc xanh bán ra ở kịch trần 21.246 đồng/USD, còn giá thu mua cũng ở trên 21.000 đồng, phổ biến 21.230 đồng. Chênh lệch giữa mua và bán chỉ 16 đồng, khá thấp so với mức 20-30 đồng những ngày trước đó. Thậm chí, đã có một số chi nhánh phát giá thu mua và bán ra đều cao hơn so với niêm yết. Nhân viên phòng ngoại hối một ngân hàng cho biết, từ nhiều ngày nay, giá đôla mua vào và bán ra không như niêm yết trên bảng thông báo, đặc biệt với số lượng nhiều. Còn nếu tính theo niêm yết, mỗi đôla trong ngân hàng đang rẻ hơn thị trường gần 600 đồng.

Giá đôla ngân hàng và chợ đen đều tăng mạnh trong những ngày vừa qua, ngay cả khi các ngân hàng đã tất toán trạng thái vàng là diễn biến lạ. Trước đó, nhiều chuyên gia khi đưa nhận định về diễn biến tỷ giá đều cho rằng, áp lực tăng tỷ giá chủ yếu xuất phát từ thị trường vàng, do đó, khi căng thẳng trạng thái không còn, nhiều khả năng, tỷ giá sẽ có dấu hiệu hạ nhiệt. Cơ quan điều hành là Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, đợt biến động của thị trường ngoại hối trước khi điều chỉnh tăng tỷ giá 1% chỉ là nhất thời, sẽ không kéo dài lâu. Thực tế thì không như vậy…

Ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng, người trước đó đã dự báo, đợt tăng tỷ giá trước khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ là phản ứng của thị trường khi nhu cầu vàng lớn, cho rằng, lần này, áp lực vẫn xuất phát chủ yếu từ thị trường vàng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá quốc tế vẫn cao lên tới gần 6 triệu đồng/lượng kích thích các đối tượng đầu cơ, nhập lậu vàng để kiếm lời. Theo dự báo của chuyên gia này, với mức tỷ giá lên tới xấp xỉ 21.850 đồng/USD nói trên, số lượng vàng nhập về khi giá giảm, nhu cầu trong nước tăng lên chắc chắn không thể nhỏ.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng tỷ giá lên rất “nóng” trong những ngày vừa qua, theo lời chuyên gia nói trên, là yếu tố tâm lý. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng thêm 1% – dù trong biên độ cho phép, thì niềm tin của một bộ phận vào đồng Việt Nam cũng dần mất đi, đổ sang găm giữ đôla. Bị tác động bởi thị trường vàng, giá đôla tăng cao khiến cho tâm lý đầu cơ ngoại tệ nảy sinh, đẩy giá đồng tiền này tăng vọt so với những ngày trước đó, ông Hiếu thẳng thắn bày tỏ. “Tuy vậy, cũng giống như biến động trước, lần này, tỷ giá tăng cũng chỉ là sóng. Vì xu hướng dài hạn liên quan đến các yếu tố vĩ mô, nhập khẩu, tôi chưa thấy có tác động tích cực hay áp lực đáng kể nào lên tỷ giá USD”, ông Hiếu nêu ý kiến.

Một chuyên gia khác trong lĩnh vực ngân hàng cũng chia sẻ, tăng tỷ giá lần này, có tác động gián tiếp từ việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạ lãi suất VND và USD. Khi lãi suất hạ, tiền gửi bằng VND hay USD đều không còn có sức hấp dẫn lớn với người dân. Thị trường vàng biến động không ngừng trở thành nơi đầu tư, đầu cơ chính thức. Ông này dự đoán, những ngày vừa qua, không loại trừ khả năng một lượng tiền tiết kiệm từ ngân hàng được rút ra, chuyển hướng sang vàng đẩy nhu cầu mua, nhập lậu kim loại này tăng lên, gia tăng áp lực lên thị trường ngoại hối.

Đồng tình với quan điểm của ông Hiếu, vị này cho rằng, nhân tố kích thích tỷ giá tăng nhiệt những ngày vừa qua vẫn là giá vàng trong nước, quốc tế cùng biến động mạnh với xu hướng nội cao hơn ngoại 5-6 triệu đồng/lượng. Chuyên gia này cho biết, cần phải lưu ý về diễn biến lạ khi mà các ngân hàng đã phải tất toán xong trạng thái trước ngày 30/6, nhưng các phiên thầu của Ngân hàng Nhà nước, vàng vẫn “cháy”, được thu gom hầu như gần hết cho thấy cầu vàng trong nước còn rất lớn mà không ở bộ phận người dân. Hiện tượng nói trên đang khiến cho dự báo tỷ giá từ nay đến cuối năm của nhiều chuyên gia đang bị điều chỉnh dần. Mục tiêu ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cũng bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, đại diện nhiều nhà băng vẫn phủ nhận việc gom đôla để tập trung vào thị trường vàng. Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội cho biết, tỷ giá tăng chỉ là xu hướng nhất thời, liên quan đến cung cầu trên thị trường. Nhu cầu mua đôla tích trữ để thanh toán các khoản vay nợ, xuất nhập khẩu đến hạn là nhân tố chính đẩy tỷ giá lên vùng sát 21.850 đồng/USD trên thị trường chợ đen và kịch trần trong các ngân hàng.

Lan Anh

Theo Infonet

Từ khoá: thị trường gia tăng chuyên gia nhu cầu ngân hàng gia bão nhà nước

Vàng dính nghi án làm giá, dân lo bị ‘móc túi’

(VTC News) – Vàng lại dính nghi án làm giá khiến không ít người dân mới mua vàng lo bị “móc túi”.

» Vàng lại tăng giá ấn tượng, vượt mốc 38 triệu đồng

» Giá vàng thay đổi chóng mặt, người dân quay lưng

» Vàng giảm kỷ lục: Ai hưởng lợi, ai ‘chết’?

Vàng có nhiều hiện tượng lạ

Hai hôm nay, thị trường chứng kiến những hiện tượng lạ của giá vàng. Trong khi các chuyên gia khẳng định sau ngày 30/6, thời điểm các ngân hàng đã tất toán hết trạng thái vàng, cung vàng sẽ tăng, cầu giảm khiến giá vàng đi xuống.

Thế nhưng, ngược lại với dự báo, các ngân hàng vẫn mạnh tay mua vào vàng trong phiên đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước với giá thậm chí cao hơn thị trường. Người dân vẫn đội nắng, xếp hàng tranh mua vàng dù giá vàng tăng cao, đắt hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới.

Tới hôm nay (5/7), mức độ “lạ” càng gia tăng khi giá vàng trong nước đi lên dù giá vàng thế giới giảm sâu. Sự lệch pha này khiến giá vàng trong nước đắt hơn giá vàng thế giới 6,2 triệu đồng/lượng.

Vào lúc 15h20 chiều 5/7, Tập đoàn Doji là đơn vị điều chỉnh giá vàng tăng đáng kể. Tại cả hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM, vàng giao dịch ở mức: 37,96 triệu đồng/lượng – 38,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết giá vàng ở mức tương tự. Giá vàng SJC: 37,97 triệu đồng/lượng – 38,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng rồng Thăng Long (bao gồm cả vàng miếng và nhẫn tròn trơn), mua bán ở mức: 35,95 triệu đồng/lượng – 36,20 triệu đồng/lượng.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC mua vào ở mức thấp nhất. Giá vàng SJC tại Hà Nội: 37,65 triệu đồng/lượng – 38,27 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SJC tại Tp.HCM: 37,65 triệu đồng/lượng – 37,20 triệu đồng/lượng.

vàng miếng
Nhiều hiện tượng lạ đang diễn ra trên thị trường vàng

Giá vàng tại Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận tăng so với đầu giờ sáng. Giá vàng SJC: 37,80 triệu đồng/lượng – 38,25 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB: 37 triệu đồng/lượng – 38 triệu đồng/lượng.

Công ty vàng bạc đá quý Sacombank (SBJ) cũng niêm yết giá vàng đi lên. Cả giá vàng SJC và SBJ đều giao dịch ở mức: 37,75 triệu đồng/lượng – 38,25 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đang ngược chiều nhau. Giá vàng thế giới tại thị trường London giao dịch ở mức 1.240,9 USD/ounce, giảm 11,6 USD/ounce.

Giá vàng giảm khi nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ và đồng EUR suy giảm.

Andrey Kryuchenkov, chuyên viên phân tích tại VTB Capital ở London, nhận xét thị trường lao động đang là yếu tố chủ chốt tác động đến việc Cục dự trữ liên bang Mỹ có dừng gói nới lỏng định lượng sớm hay không.

Vàng có bị làm giá?

Những hiện tượng lạ đang diễn ra trên thị trường vàng khiến không ít người lo ngại vàng đang bị làm giá.

Ts Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhận xét giá vàng trong nước và giá vàng thế giới lệch pha không hẳn là điều bất bình thường vì hiện tại, hai thị trường tương đối độc lập, không liên thông với nhau. Có thời điểm, hai mức giá này cùng chiều nhưng cũng có lúc biến động ngược chiều.

Còn xét về cung – cầu vàng trên thị trường thì đúng là có vấn đề vì hiện tại nguồn cung ngày càng dồi dào. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tung gần 40 tấn vàng ra thị trường. Ngân hàng Nhà nước khẳng định đủ khả năng đáp ứng cầu. Theo ông Hiếu, không thể giải thích được hiện tượng vàng tăng khi xét trên mối quan hệ cung cầu.

Ông Hiếu đánh giá, thời gian qua, thị trường vàng chịu ảnh hưởng của tâm lý. Dao động tâm lý của người dân có thể khiến những nhà kinh doanh vàng đẩy giá lên. Tức là có hiện tượng làm giá.

Ông Hiếu cho biết thêm trong mấy ngày nay, dân đổ xô đến tiệm vàng để mua vào nhưng lượng giao dịch của người dân không đáng kể so với tổng giao dịch trên thị trường.

Ông Hiếu cũng đã lý giải băn khoăn về hiện tượng sau 30/6, các ngân hàng vẫn mạnh tay mua vào vàng với giá cao trong phiên đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước. Theo ông Hiếu, ngân hàng dù không được cho vay và huy động nhưng vẫn được phép mua bán, kinh doanh vàng. Theo quy định mới, họ phải giữ trạng thái không quá 2% của vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy, ngân hàng vẫn có nhu cầu về vàng.

Còn với người dân, trên nguyên tắc giá vàng xuống, mua vào sẽ có lợi nhưng do không biết đáy ở đâu, cộng thêm nghi án vàng bị làm giá, mua vào trong lúc này vẫn có thể bị hớ.

Chị Thanh Huyền (Hà Đông – Hà Nội) mới mua 4 chỉ vàng hôm qua tỏ ra rất lo lắng. Chị cho biết: “Người ta đang nhắc nhiều tới việc vàng bị làm giá. Tôi không am hiểu lĩnh vực này nhưng cũng nhận ra một số hiện tượng lạ. Nếu vàng bị làm giá thật, thiệt hại sẽ thuộc về những nhà đầu tư nhỏ lẻ, người dân chúng tôi có khác nào bị móc túi đâu”.

» Giá vàng thay đổi chóng mặt, người dân quay lưng

» Một ngày tăng 3,3 triệu, vàng SJC lại siêu đắt

» Vàng giảm kỷ lục: Ai hưởng lợi, ai ‘chết’?

» Dân công sở trốn việc ‘tranh cướp’ mua vàng

» Bị bán tháo, vàng chạm ngưỡng 34 triệu đồng/lượng

» Giá vàng rơi tự do: Chuyên gia lý giải nguyên nhân

» ‘Rơi’ thẳng đứng, giá vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới

Thanh Hà

Từ khoá: thế giới ngân hàng thị trường nhà nước gia chuyên gia công ty người dân